KÝ ỨC ÔNG NGOẠI TÔI



KÝ ỨC ÔNG NGOẠI TÔI
                                           
                                                       Nguyễn Duy Yên
       Ông ngoại đã mất 10 năm tôi mới cất tiếng khóc chào đời (1931). Bởi vậỵ hiểu biết về ông ngoại chỉ qua các  tác phẩm và   ký ức mà cha mẹ tôi kể lại.
Ông ngoại tôi có sáu người con: hai trai và bốn gái (đã mất), bác cả và cậu tôi không có con trai. Mỗi người chỉ có một con gái. Ông tôi sinh năm 1875 và mất năm 1921 thọ 47 tuổi, quê ở làng
Thụy Khê - huyện Hàm Long – tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận
     Cụ Phan Kế Bính      Ba Đình – thành phố Hà Nội).
         (1875-1921)              
Ông ngoại tôi vốn dòng dõi khoa bảng, thi đậu cử nhân Hán học khoa Bính Ngọ. Là một nhà nho tự rèn luyện chữ quốc ngữ nên ông đã sớm trở thành một nhà ngôn luận có tên tuổi trong báo giới.
Năm 1918, cha tôi học ở trường Sư phạm Hà Nội (cùng khóa với nhà văn Nguyễn Công Hoan) trọ học ở nhà ông Phan Kế Bính, vì yêu quý cha tôi nên đã gả con gái, đó chính là mẹ tôi.
Nhiều lần mẹ tôi đã kể cho con cái nghe: tuy hai bên gia đình đều là khoa bảng, đời sống khá giả nhưng đám cưới rất đơn giản, ngày ấy đi lại khó khăn giao thông không thuận tiện, đón dâu phải đi bằng thuyền, vì vậy đón dâu ông yêu cầu nhà trai không phải đến nhà gái, chọn ngày lành tháng tốt, đúng hẹn ông sẽ cử người đưa dâu về nhà chồng. Thế là đúng ngày làm lễ cưới ông cử bà cô (em ruột ông) đưa mẹ tôi về nhà chồng cùng đi còn có một người bạn gái của mẹ tôi. Thuận buồm xuôi gió chiếc thuyền buồm đã đưa cô dâu về nhà chồng đúng hẹn.
Còn hai bên họ nhà trai, họ nhà gái tổ chức thế nào thì không nên bày vẽ linh đình tốn kém.
Cha, mẹ chúng tôi chung sống hạnh phúc trọn vẹn trên 60 năm và cả hai ngoài 80 tuổi mới mất.
Cha, mẹ chúng tôi thường nói: Rất tiếc là có một số bản thảo tác phẩm của ông để lại trước khi mất, giao lại cho cha tôi, song năm 1949 giặc Pháp tràn đến quê hương đốt phá làng mạc nên những bản thảo bị thiêu hủy.
Cha mẹ chúng tôi thường dạy: Ông ngoại là nhà tri thức nho học, giàu lòng yêu nước, không ưa chốn quan trường, thích sống giản dị và thanh đạm, ông từ chối làm quan để chọn con đường viết văn, làm báo và dịch thuật, ông cho rằng làm như thế mới có ích cho dân tộc, nêu cao được truyền thống văn hóa Việt Nam và khơi dậy lòng yêu nước thương nòi, chống lại sự nô dịch của thực dân Pháp.
Vì ông có tư tưởng yêu nước nên bọn thực dân Pháp để ý toan bắt ông. Nhưng nhờ có một số bạn bè giúp đỡ (trong đó có ông Nguyễn Văn Vĩnh) nên ông đã tránh vào Sài Gòn (1912) làm biên tập báo Lục tỉnh tân văn.
1
Đến năm 1914 ông trở về Bắc làm biên tập cho Đông Dương tạp chí, sau đổi thành Trung – Bắc tân vănHọc báo.
Ông ngoại tôi là người có đức độ, nêu tấm gương sáng về tinh thần tự học, nỗ lực làm việc, cha tôi kể rằng những năm cuối đời ông mắc bệnh lao người gầy tọp song vẫn cần mẫn làm việc tới khi trút hơi thở cuối cùng.
Ông sống có khoa học biết mình có bệnh hay lây nên ở riêng, ngày hai bữa cơm ông tự lo ( vợ con chỉ nấu cho niêu cơm, thức ăn mua về ông tự làm lấy nấu nướng trên cái bếp lò người nhà mang đến).
Ông tránh tiếp xúc với vợ con và người xung quanh để  khỏi lây bệnh sang người khác, ông ăn uống có điều độ, trước mỗi bữa cơm uống ba chén hạt mít rượu với thức nhắm lúc đĩa lạc rang, lúc thì vài ba bìa đậu luộc hay rán, sau đó ăn hai bát cơm với thịt nhiều rau.
Những năm cuối đời biết mình sống chẳng còn bao lâu lại đau yếu luôn, nên ông đã dành hết sức lực để sáng tác và dịch thuật, rất tiếc những bản thảo của ông từ năm 1918 đến 1921 đã bị thất lạc, một phần do chiến tranh, một phần do gia đình lưu giữ không cẩn trọng.
Giữa năm 1921 (30 – 5 – 1921), ngôi sao trên trên bầu trời văn học đã tắt, thi hài ông được mai táng tại quê nhà, tang lễ cử hành trọng thể, họ hàng thân thích, bạn bè gần xa cùng nhân dân vô cùng thương tiếc tiễn đưa ông tới nơi an nghỉ cuối cùng với dòng người kéo dài từ làng Thụy Khê đến làng Bưởi.
Trải qua năm tháng chiến tranh và gió bụi của thời gian, nay mộ chí danh nhân Phan Kế Bính đã chuyển  về nghĩa trang  Thanh Tước, bên cạnh mộ người vợ yêu quý của ông.
Cách đây không lâu, công trình của Phan Kế Bính viết năm 1915, Việt Nam phong tục  đã được bà Nicole Louis – Hesnard, thành viên Viện Đông Bác cổ Pháp, từ 1975 đến 1980 dịch sang tiếng Pháp có chú giải. Công trình này được đánh giá là một cuốn tham khảo quan trọng  cho những ai muốn am hiểu  xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. Giới thiệu cuốn sách này bà Jeanne Beausoleil, quản thủ bộ sưu tập Albert Kahn đã đưa ra một sự so sánh thú vị. “ Sau khi đọc lời tựa cuốn sách của Phan Kế Bính, chúng tôi ta không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy cách nhìn giống nhau  giữa tác giả Việt Nam (1875 – 1921) với Albert Kahn (1860 – 1940). Cả hai đều cảm thấy mình đang mang một sứ mạng giống nhau: giáo dục và những kiến thức về thực tế và nhờ sự giáo dục đó mà đem lại một định hướng mới cho xã hội”. Điều ấy đã được Phan Kế Bính diễn giải như sau: “Mỗi nước có một phong tục riêng. Phong tục ấy kỳ thủy hoặc bởi tự một vài người mà rồi bắt chước nhau mà thành ra thói quen; hoặc bởi ở phong thổ và cách chính trị, cách giáo dục trong nước mà thành ra; hoặc bởi cái phong trào ở ngoài tràn vào rồi dần dần tiêm nhiễm thành tục.
Nhưng đại thể tục gì cũng vậy, phải trải lâu tháng lâu năm mới thành được, mà trong những tục ấy cũng có tục hay, cũng có tục dở. Duy chỉ bởi tai mắt người đã quen, lòng người đã tin dung, thì dẫu có người biết là dở mà cũng không sao đổi ngay đi được …”
2
Trong bộ sưu tập ảnh của Albert Kahn vẫn còn giữ 1.700 tấm ảnh màu do Leson Busy chụp ở miền Bắc Việt Nam trong những năm 1915 đến 1920. Điều kỳ lạ là những tấm ảnh của Busy cứ như là hình ảnh minh họa cho cuốn sách của Phan Kế Bính, nếu đặt những tấm hình đó bên cạnh mục lục cuốn Việt Nam phong tục , ta sẽ nhận thấy cái giống nhau giữa chủ đề hai bên: làng xóm, chức sắc, công việc truyền thống, thành hoàng, lễ hội … đến đây người viết còn đặt ra giả thuyết: phải chăng Léon Busy đã từng gặp Phan Kế Bính và đã theo sát công việc của nhà biên khảo này. Vào năm 1915 quan hệ giữa nho sĩ và chính quyền thuộc địa còn khó khăn, nhưng Busy đã sống ở Hà Nội từ 1898, còn Phan Kế Bính thì sống ở ven Hồ Tây. Theo lời Phan Kế Bính thì “chồng bà luôn gặp gỡ bạn bè”:, biết đâu trong số đó có Léon Busy, vì ông này nói sõi tiếng Việt Nam thời đó.
Tháng 5 năm 2005 Hội KHLS Việt Nam và dòng tộc họ Phan sẽ tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 85 năm ngày mất và trao tượng đồng danh nhân Phan Kế Bính cho dòng tộc họ Phan tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Thật sự là niềm vui, phấn khởi động viên tinh thần cho dòng tộc họ Phan. Chúng tôi nguyện noi gương rèn luyện và học tập để xứng đáng với danh nhân Phan Kế Bính, người đã đem lại niềm tự hào cho dòng họ.
NGUYỄN DUY YÊN
(Cháu ngoại cụ Phan Kế Bính)
Trích Tạp Chí Xưa Và Nay – Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam
Số 235 V – 2005 Năm Thứ Mười Hai

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Đồ gỗ nội thất thanh hóa, bàn ghế gỗ tại thanh hóa, giường ngủ đẹp thanh hóa, giường gỗ thanh hóa, bàn ghế ăn thanh hóa, tủ quần áo gỗ thanh hóa, sofa gỗ tại thanh hóa