0 nhận xét
0 nhận xét

Thơ bạn bè


                                                                   Ảnh Internet

                            TẾT NHỚ MẸ

                        Tới nay vắng mẹ tám mùa xuân
                        Tết đến càng thêm nhớ bội phần
                        Mẹ đã đi xa về cõi Phật
                        Con buồn vắng mẹ thấy bâng khuâng.

                        Những ngày có mẹ ở bên tôi
                        Đón Tết mừng vui rộn tiếng cười
                        Mẹ đón các con về chúc Tết
                        Giao thừa pháo nổ khắp nơi nơi.

                        Mẹ bảo: Lại thêm một tuổi trời.
                        Chúc cho con cháu lộc sinh sôi
                        Gia đình hạnh phúc từ nguồn gốc
                        Thịnh vượng,an khang , đức để đời.

                        Tết đến xuân về nhớ mẹ tôi
                        Con nhìn ảnh mẹ dạ bồi hồi
                        Bàn thờ ngũ quả hương thơm ngát
                        Con mẹ lại thêm một tuổi rồi

                                  Trưa mồng năm Tết
                                       (14-2-2013)

                        Viết tại quê nhà Gia bình-Bắc ninh

                                Nguyễn thi Ngọc Bích


             Kính gửi : bà Đoàn Kim Vân
             Sau khi đọc tập thơ "Biển đời" bà tặng tôi.

                                Nguyễn Thị Ngọc Bích
                        Phó chủ tịch MTTQ phường Văn miếu

            Cảm ơn bạn tặng sách thơ
            "Biển đời" rộng lớn bến bờ mênh mông
            Hồn thơ lai láng khôn cùng
            Gặp nhau bởi tiếng tơ lòng hòa chung.

                                     2-2013

                                  Ngọc Bích
0 nhận xét

Thơ bạn bè

                                                                      Ảnh Internet

                    LỜI QUÊ CHÂN TÌNH

      Em tặng chị Đoàn Kim Vân, người chị kính mến,
      nhân dịp chị về thăm quê- Thụy lôi, Tiên Lữ, Hưng Yên.

                             Thụy Lôi  06-11-2013
                             Em Nguyễn Ngọc Anh

Tiết Đông Quý Tỵ về quê
Em biết lòng chị bộn bề yêu thương
Giữa trang viên cuộc đời thường
Chị hồi tưởng lại chặng đường gian nan
Giờ đây Phúc, Lộc vẹn toàn
Kiên trì sáng tạo mở mang tâm hồn.

" Hưởng tư chất hai bên gia giáo"
" Dạy cháu con nở lộc đơm hoa"
Hôm nay em đến thăm nhà
Hàn huyên câu chuyện đậm đà chị em
Hiểu lòng càng mến chị thêm
Sợi thương sợi nhớ nỗi niềm tình quê.

 Nguyễn Ngọc Anh( 4-10- Quý Tỵ)
Viết bài thơ này nhân dịp mấy cô em dâu họ Nguyễn Ngọc
 vào thăm chị ở quê.hương.
0 nhận xét

Viết trên tường(Thơ dịch)

                                                                         Ảnh Internet

JEAN CAYROL

Ecrit sur le mur

J'appartiens au silence
a l'ombre de ma voix,
aux murs nus de la foi,
au pain dur de la France.

J'appartiens au retour,
a la porte  fermée ,
qui frappe dans la cour,
qui frédonne la paix,

L'aube nourit la terre,
a la source du feu,
J'appartiens au ciel bleu
Qui souffre sur la pierre.

DỊCH THƠ

Viết trên tường

Tôi biết rằng tôi của lặng yên
Tiếng tăm lan tỏa tới bao miền
Mảnh tường trơ trọi mà tin cậy
Pháp quốc mì khô vị đã quen

Tôi có đi đâu mà trở lại,
Bên ngoài cửa đóng khóa cài then
Trước sân ai gọi tên tôi đó
Tiếng hát hòa bình thoáng dịu êm

Ngọn lửa khởi đầu nuôi trái đất
Bình minh tỏa sáng ánh ban mai
Hiện thân tôi của trời xanh thẳm
Đau đớn trên mình đá với tôi.

Nguyễn Duy Yên dịch .

0 nhận xét

Thơ dịch

Maurice Maeterlinck (1862-1949)
ON EST VENU DIRE
On est venu dire,
(Mon enfant, j ai peur)
On est venu dire
Qú il allait partir…
Ma lampe allumée .
(Mon enfant j’ ai peur)
Ma lampe allumée
Me suis approchée…
A la première porte.
(Mon enfant j’ ai peur)
A la première porte.
La flamme a tremblé…
A la seconde porte.
(Mon enfant j’ ai peur)
A la seconde porte.
La flamme a parlé.
A la troisième porte
(Mon enfant j’ ai peur)
A la troisième porte .
La lumière est morte…
Dịch thơ :
HỌ ĐÊN NÓI VỚI MẸ
Họ đến nói với mẹ
Nghe sợ lắm con ơi
Họ đến nói với mẹ
Bố đã đi xa rồi
Mẹ thắp ngọn đèn sáng
Cho đỡ sợ con ơi
Mẹ thắp ngọn đèn sáng
Đi dần vào tới nơi
Đến bên cửa thứ nhất
Con ơi sợ làm sao
Tới bên cửa thứ nhất
Ngọn đèn cứ đảo chao
Bước tới cửa thứ hai
Mẹ càng sợ con ơi
Đến bên cửa thứ hai
Ngọn đèn như ngỏ lời
Tới bên cửa thứ ba
Hoảng sợ lắm con ơi
Tới bên cửa thứ ba
Anh đèn phụt tắt rồi.
Nguyễn Duy Yên dịch
0 nhận xét

Thơ dịch

Sully Prudhomme (1839- 1907)
LES YEUX
Bleus ou noirs, tous aimés, tous beaux
Des yeux sans nombre ont vu I’aurore ;
IIs dorment au fond des tombeaux,
Et le soleil se lève encore.
Les nuits, plus douces que les jours,
Ont enchanté des yeux sans nombre ;
Les étoiles brillent toujours,
Et les yeux se sont remplis d’ombre.
Oh ! qu’ils aient perdu le regard,
Non, non, cela n’est pas possible !
Ils se sont tournés quelque part ,
Vers ce qu’on nomme I’invisible.
Et comme les astres penchants
Nous quittent, mais au ciel demeurent,
Les prunelles ont leurs couchants,
Mais il n’est pas vrai qu’elles meurent.
Bleus ou noirs, tous aimés, tous beaux,
Ouverts à quelque immense aurore,
De l’autre côté des tombeaux,
Les yeux qu’on ferme voient encore.
Dịch thơ :
NHỮNG ĐÔI MẮT
Xanh hay đen, đều đáng yêu, đều đẹp
Những đôi mắt nhìn về phía rạng đông
Dù đôi mắt đã nằm yên dưới mộ
Thì mặt trời vẫn mọc ở đằng đông .
Ngày chẳng giống đêm, đêm trời dịu mát
Khiến cho bao con mắt đắm nồng say
Tinh tú bao la đua nhau lấp lánh
Bóng tối phủ dầy, mắt chẳng có hay.
Đâu có phải mắt không nhìn thấy nữa
Không, không mắt vẫn hoạt động bình thường
Đang hướng tới nơi nào xa xăm lắm
Chốn ấy vô hình nhưng rất mực yêu thương.
Các vì sao hiện lên trong đêm tối
Rồi khuất đi nhưng vẫn ở bầu trời
Mắt nhắm lại chưa phải là đã chết
Sao và người, từa tựa giống nhau thôi.
Xanh hay đen, đều đáng yêu, đều đẹp
Phóng mắt nhìn vô tận lúc rạng đông
Phía bên kia bao nhiêu là mộ chí
Mắt nhắm rồi ,còn mãi mãi sáng trong.
Nguyễn Duy Yên dịch
Ảnh : Internet
0 nhận xét

Thơ dịch







                                                               Ảnh Internet


Victor Hugo (1802-1885)




DEUX CRÉPUSCULES
Le soleil déclinait. Le jour prompt à le suivre
Brunissait à l’ horizon; sur la pierre d’ un champ
Un vieillard, qui n’ a plus que peu de temps à vivre,
S’était assis pensif, tourné vers le couchant.
C’ était un vieux pasteur, berger dans la montagne,
Qui jadis, jeune et pauvre, heureux, libre et sans loi,
À l’ heure où le mont fuit sous l’omble qui le gagne,
Faisait gaîment chanter sa flûte dans les bois.
Maintenant riche et vieux, l’ âme du passé pleine,
D’une grande famille aïeux laborieux,
Tandis que ses troupeaux revenaient de la plaine,
Détaché de la terre, il contemplait les cieux.
Le jour qui va finir vaut le jour qui commence.
Le vieux pasteur rêvait sous cet azur si beau.
L’ océan devant lui se prolongeait immense
Comme l’ espoir du juste aux portes des tombeaux.
Ô moment solennel ! Les monts, la mer farouche,
Les vents, faisaient silence et cessaient leur clameur.
Le vieillard regardait le soleil qui se couche;
Le soleil regardait le vieillars qui se meurt.
Dịch thơ:
HAI CẢNH HOÀNG HÔN
Ngày sắp hết, khi vầng ô đổ xuống
Chân trời xa, xám đục một mầu tro
Có cụ già, ngồi im trên phiến đá
Giữa cánh đồng, tính tuổi của trời cho
Nhớ núi, ngày xưa chăn nuôi vất vả
Tuổi thơ nghèo, mà sung sướng tự do
Nhớ khoảnh khắc, núi chìm vào bóng tối
Giữa rừng xanh, vui thổi sáo nô đùa
Nay đã giầu, thì tuổi già ập đến
Ký ức đầy, tưởng nhớ quãng ngày thơ
Nhưng vẫn chăm lo xây dựng cơ đồ
Chủ nhân ông, một gia đình đông đúc
Cụ bâng khuâng ngắm trời cao, đất rộng
Nhìn đàn chiên, đang rời khỏi cánh đồng
Trông trời cao, cụ nghĩ ngợi mung lung
Ngày sắp đi qua, bằng ngày mai đến
Trước mặt, là đại dương mênh mông biển
Vững lòng tin, quân tử trước nấm mồ
Mặc núi cao, và biển dữ sóng xô
Gìơ trọng thể, gió ngừng trong im lặng
Cụ ngắm mặt trời, đang dần dần tắt
Mặt trời tà, ngắm cụ lúc tàn hơi.
NGUYỄN DUY YÊN dịch
Ảnh : Internet
0 nhận xét

Thơ dịch

                          Le fossoyeur(Geoges Brassens-sinh 1921)

                                 Dieu sait que je n'ai pas le font méchant
                                 Que je ne souhaite jamais la mort des gens
                                 Mais si l'on ne mourait plus
                                 Je révrais de faim sur mon talus
                                 Je suis un pauvre fossoyeur.

                                 Les vivants croient que je n'ai pas de remords
                                 A gagner mon pain sur le dos des morts
                                 Mais cà me tracasse et d'ailleurs
                                 Je les en terre a contre coeur
                                 Je suis un pauvre fossoyeur.

               Dịch thơ

                                          Người đào huyệt

                                   Có trời biết tâm tôi không hề độc ác
                                   Chẳng cầu mong ai phải chết bao giờ
                                   Nhưng nếu người ta không ai chết cả
                                   Cái đói sẽ theo tôi xuống nấm mồ
                                   Khổ cái thân tôi người đào huyệt.

                                   Những người sống tưởng tôi không ân hận
                                   Kiếm miếng ăn trên lưng người chết bi ai
                                   Tự thấy lòng mình sao buồn day dứt
                                   Phải chôn ai trong lòng đất u hoài
                                   Khổ cái thân tôi người đào huyệt.

                                              Người dịch : Nguyễn Duy Yên
0 nhận xét

Thơ dịch

Le dernier poème
    (Robert Dernos 1900-1945)


J'ai rêve tellement fort de toi 
J'ai tellement marché,tellement parlé
Tellement aimé ton ombre
Qu'il ne me reste plus rien de toi


Je me reste d'être l'ombre parmi les ombres
D'être cent fois plus ombre que l'ombre
D'être l'ombre qui viendra et reviendra
dans ta vie ensoleillé.


Dịch thơ


Bài thơ lần cuối


Da diết nhớ em dạ bồi hồi
Chân đi miệng nói mãi khôn nguôi
Bóng em vương vấn theo ngày tháng
Còn lại rỗng không giữa cuộc đời


Chiếc bóng anh mang nặng chữ tình
Bóng nhòa trong bóng hỡi em xinh
Quen thân ôm cả trăm lần bóng
Êm thắm đời em đẹp dáng hình


 Người dịch : Nguyễn Duy
0 nhận xét

Thơ dịch

                                                                        Ảnh Interrnet

SANS TITRE (Victor Hugo-1802-1885)

Enfant! Si j'étais roi,je donnerai l'empire
Et mon char,et mon sceptre,et mon peuple à genoux
Et ma couronne d'or et mes bains de porphyre
Et mes flottes,à qui la mer ne peut suffire
Pour un regard de vous.

Si j'étais Dieu,terre et l'air avec les ondes
Les anges , les démons courbes devant ma loi
Et le profond chaos aux entrailles fécondes
L'étermité,l'espace,et les cieux et les mondes
Pour un baiser de loi.

Dịch thơ


Không đề


Nếu là Hoàng đế sẽ cho em
Vương trượng long sa với uy quyền
Vương miện bằng vàng ,buồng tắm đẹp
Thần dân quỳ gối gót chân sen.

Hạm đội của ta giữa biển khơi
Dưới tầm đôi mắt của em thôi
Nếu là thượng đế cho em cả
Trái đất,biển xanh với khí trời.

Luật pháp của ta cả thế gian
Thiên thần quỷ dữ phải quy hàng
Đất trới sự sống sinh sôi nở
Rồi sẽ chìm sâu cõi vĩnh hằng.

Xáo trộn hanh tinh trái đất tròn
Không gian hỗn độn sóng nguồn cơn
Công danh quyền quý đều quên lãng
Để nhận tình em một nụ hôn.

  Người dịch : Nguyễn Duy Yên
0 nhận xét
0 nhận xét

Thơ dịch


                                                                Ảnh Internet

LE DÉPART (Guillaume Apollinaire)

Et leurs visages étaient pâles
Et leurs sanglots étaient brises

Comme la neige aux purs pétales
Ou bien tes mains sur mes baisers
Tombaient aux feuilles automnales.

Dịch thơ


 RA ĐI


Người đi khuôn mặt xanh xao
Chia ly nước mắt dâng trào hàng mi


Hoa trong như tuyết khác gì
Môi anh em đặt tay thì giống nhau
Lá thu vàng rụng rơi mau.


  Người dịch :Nguyễn Duy Yên
0 nhận xét

Thơ dịch


                                                            Ảnh Internet

        PLEURE - David Diop (1927-1960)


                           Sénégal


Pleure . Ta route est longue
Pleure. ton fardeaux est lourd
Pleure surtout. Ta peau est noire
Et pourtant
Chanter c'est ta vie
Danser ta joie
Aimer son desir.


DỊCH THƠ


   KHÓC 


Khóc ư, hỏi khóc làm gì?
Đôi vai nặng gánh quản chi đường dài
Màu da đen áo phủ ngoài
Đem ca,múa,hát dâng đời niềm vui
Thương yêu tất cả mọi người
Ước sao đạt được là lời cầu mong.


    Người dịch : Nguyễn Duy Yên
0 nhận xét
0 nhận xét

Thơ dịch


                                                            Ảnh Internet

LES RIVES ADOLESCENTES


             Mohammed dib (Algérie)


Ailleurs
sera le paysage
Je t'attends
la-bas
il fera beau
Sur les rives abdolescentes
et tu sera belle
le sais-tu?


Dịch thơ


   DÒNG SÔNG TUỔI THƠ


Phong cảnh nơi đây thật hữu tình
Anh chờ em tới hỡi em xinh
Dòng sông đương độ mang hương sắc
Em đến tăng thêm đẹp dáng hình.


   Người dich :Nguyễn Duy Yên
0 nhận xét

Thơ dịch


                                                            Ảnh Internet

LES RIVES ADOLESCENTES


             Mohammed dib (Algérie)


Ailleurs
sera le paysage
Je t'attends
la-bas
il fera beau
Sur les rives abdolescentes
et tu sera belle
le sais-tu?


Dịch thơ


   DÒNG SÔNG TUỔI THƠ


Phong cảnh nơi đây thật hữu tình
Anh chờ em tới hỡi em xinh
Dòng sông đương độ mang hương sắc
Em đến tăng thêm đẹp dáng hình.


   Người dich :Nguyễn Duy Yên
0 nhận xét

Thơ dịch


                                                           Ảnh Internet

  LE ROUSSEAU S'ENNUIE
        Gisèle Prassinos


Le ruisseau s'ennuie
d'être toujours dans son lit
Tantôt pleure et tantôt rit
son eau qui va la vie.


Dịch thơ


  SUỐI BUỒN


Suối buồn réo rắt chảy xuôi
Than thân thì khóc khi vui thì cười
Suối sao buồn thế suối ơi!
Cuốn theo dòng nước cuộc đời buồn tênh.


   Người dịch : Nguyễn Duy Yên
0 nhận xét

0 nhận xét


                                                     
0 nhận xét

0 nhận xét

                                                      
0 nhận xét

Thơ dịch


                                                    Ảnh Internet

                                Paul Eluard(1895-1952)

                            BONNE JUSTICE


                       C'est la chaude de loi de hommes
                       Du raison ils font du vin
                       Du charbon ils font du feu
                       Des baisers ils font des hommes

                       C'est la dure loi des hommes
                       Se garder intact malgré
                       Les guerres et la misère
                       Malgré les dangers de mort

                      C'est la douce loi des hommes
                      De changer l'eau en lumière
                      Le rêve en réalite
                      Et les ennemis en frères

                     Une loi veille et nouvelle
                     Qui va se perfectionnant
                     Du font du coeur de l'enfant
                     Jusqu'à la raison suprême.

                          Pour tout dire(1951)
                          Les lettres francaise No 646.


                           DỊCH THƠ


                     TẤT CẢ LÀ CÔNG BẰNG


                     Đốt nóng luật lên tự mọi người
                     Rượu vang trưng cất bởi nho tươi
                     Từ than bốc cháy thành tro lửa
                     Từ những nụ hôn đến với người.

                     Luật ra nghiêm khắc tự con người
                     Nguyên vẹn giữ gìn khắp mọi nơi
                     Dù gặp chiến tranh hay đói khổ
                     Hiểm nguy dù chết cũng không lui.

                     Là luật dịu êm của mọi người
                     Nước thành ánh sáng đổi ngôi thôi
                     Ước mơ muốn biến ra như thật
                     Thù trở anh em vốn lẽ đời.

                    Cũ mới tạo nên bộ luật này
                    Đang còn hoàn thiện để mai đây
                    Trái tim lớp trẻ hằng mong đợi
                    Lý lẽ công bằng được dựng xây.

                      Người dịch : Nguyễn Duy Yên


                                    Tháng 7 năm 2012
0 nhận xét

Thơ dịch

                                                                       Photo Interrnet

                               JEAN DE LA FONTAINE

                            LE CERF ET LA VIGNE

                               Un Cerf à la faveur d'une vigne fort haute,
                         Et t'elle qu'on en voit en de certains climats,
                         S'étant mis a couvert et sauve du trépas,
                         Les veneurs, pour ce coup, croyaient leurs chiens en faute!
                         Il les rappellent donc, Le Cerf, hors de danger!
                         Broute sa bien faitrice, ingratitude extrême!
                         On  l'entend  on retourne, en le fait déloger!
                         Il vient mourir en ce lieu même
                         "J'ai mérité, dit-il, ce juste châtiment,
                         Profitez en, ingrats" Il tombe en ce moment
                         La meute en fait curée. Il lui fut inutile
                         De pleurer aux veneurs a sa mort arrivés
                       
                         Vraie image de ceux qui profanent l'asile
                         Qui les a conservés.

                          DỊCH THƠ

                           CON NAI VÀ GIÀN NHO

                                Chú Nai được giàn nho trên cao che chở
                         Cứu thóat thân qua nguy kịch hiểm nghèo
                         Chủ săn gọi chó về mắng " đồ vô dụng"
                         Nó hận gian nho sao bội bạc với mình
                         Quên cả ân nhân phá gian nho nhai nát
                         Trở lại trống trơ chẳng còn chỗ dung thân
                         Chính nơi đây nó phơi thây bỏ mạng
                         Lời trối trăng "Ta bị trừng phạt", đáng đời
                         Cũng nơi đây Nai con nhào ngã xuống
                         Đàn chó săn kiếm được miếng mồi ngon
                         Trước chủ săn Nai van nài kêu khóc
                         Phí hoài công khi cái chết cận kề

                         Bài học răn đời chớ "vong ân bạc nghĩa"
                         Người giúp mình đừng có vội quên ơn.

                             Người dịch : Nguyễn duy Yên
0 nhận xét
0 nhận xét

Thơ dịch


CHARDES BAUDELAIRE (1821-1867)
LE SOLEIL
Le long du vieux faubourg, où pendant aux masures
Les persiennes, abri des secrètes luxures,
Quand le soleil cruel frappe à traits redoublés,
Sur laville et les champs, sut les toits et let blés,
Je vais m'exercer seul a ma fantasque escsime,
Flairant dans tous les coins les hazards de la rime
Trébuchant sur les mots comme sur les pavés,
Heutant parfois des vers depuis longtemps rêvés
Ce père nourricier, ennemi des chloroses;
Éveille dans les champs les vers comme les roses
Il fait s'evaporer les soucis vers le ciel,
Et remplit les cerveaux et les ruches de miel.
C'est lui qui rajeunit les porteurs de béquilles
Et les rend gais et doux comme des jeunes filles,
Et commande les moisssons de croitre et de murir
Dans le coeur immortel qui toujours veut fleurir!

Quand ainsi qu'un poète, il descend dans les villes,
Il ennoblit le sort des choses les plus viles,
Et s'introduit en roi, sans bruits et sans valets,
Dans tous les hôpitaux et dans tous les palais.

Ghi chú : Tiểu sử tác giả xem trong tập HOA NỞ ĐẦU XUÂN trang 431

Bản dịch THƠ
MẶT TRỜI
Phố cổ ngoại ô những mái nhà tàn tạ
Trong cửa sổ giấu mình bao bí mật tình yêu
Và nhận lấy tia mặt trời bừng sáng chói
Dải mái nhà, thành phố, đồng lúa phì nhiêu
Môn kiếm thuật tự rèn vô cùng kỳ ảo
Tìm quanh nhà chỉ nghe thấy tiếng thơ reo
Từng câu chữ khó như đường đi nghiêng ngả 
Tưởng chạm vào thơ mong ước đã từ lâu
Cha nuôi, sống với bệnh thù xanh vàng vọt
Thức tỉnh câu thơ như Hồng hoa giữa cánh đồng
Cao xanh hãy giải nỗi lòng tơ vương mãi
Cho bộ óc đầy vị ngọt của mật ong
Người tàn phế mặt trời sẽ làm trẻ lại
Như cô gái dịu dàng, vui vẻ trẻ trung
Cho trái đất mùa màng sinh sôi chín rộ
Tim không ngừng, hoa nở mãi trong lòng
Giống như nhà thơ thăm nơi thành thị
Hèn hạ gì! mặt trời cũng rọi sáng danh ta
Chẳng quân hầu mà lên vua thầm lặng
Với tất cả lâu đài, bệnh viện nguy nga.

Người dịch : Nguyễn Duy Yên
0 nhận xét

Thơ dịch

Ảnh Internet


LOUIS ARAGON (1897-1982)
PARIS
Ou fait-il bon même au coeur de l'orage
Ou fait-il clair même au coeur de la unit
L'air est alcool et la malheur courage
Carreaux cassés l'espoir encore y luit
Et les chansons montent des murs détruits

Jamais éteint renaissant de la braise
Perpétuel brulot de la patrie
Du point-du-Jour j'usqu'au Père-Lachaise
Ce doux rosier au mois d'Aout refleuri
Gens de partout c'est le sang de Paris

Rien n'a l'éclat de Paris dans la poudre
Rien n'est si pur que son front d'insurgé
Rien n'est si fort ni le feu ni la foudre
Que mon Paris défiant les dangers
Rien n'est si beau que ce Paris que j'ai

Rien ne m'a fait jamais battre le coeur
Rien ne m'a fait ainsi rire et pleurer
Comme ce cri de mon peuple vainqueur
Rien n'est si grand qu'un linceul déchiré
Pairis Paris soi-même libéré


PARIS 

Chẳng có êm đềm khi trong lòng giông tố
Chẳng có sáng lòng ở giữa trái tim đen
Rượu là khí trời, tai họa thành dũng cảm
Khung kính tan tành vẫn ngời sáng niềm tin
Cất tiếng hát giữa những mảng tường đổ nát

Không thể tắt khi vầng than đang rực cháy
Mãi mãi lửa hồng trong lòng Tổ quốc tôi
Từ  nghĩa trang Lachaise đến Bình minh xóm
Tháng tám cây hồng lại nở hoa thôi
Dòng máu Paris cháy khắp nơi trong dân chúng

Paris rực rỡ trong lòng đầy thuốc nổ
Có gì sáng hơn vầng trán quật cường
Mạnh hơn cả lửa thiêu và sấm sét
Mọi hiểm nguy Paris của tôi vẫn coi thường
Chẳng nơi nào đẹp hơn Paris mà tôi có

Không có gì làm tim tôi đập mạnh
Không có gì làm tôi lúc khóc lúc lại cười
Nghe tiếng reo của nhân dân mừng  chiến thắng
Vĩ đại thay khi áo liệm xé tả tơi
Paris Paris đã tự mình giải phóng

Người dịch : Nguyễn Duy Yên
0 nhận xét

Thơ dịch


JEAN DE LA FONTAINE
LE CERF ET LA VIGNE
Un Cerf à la faveur d'une vigne fort haute,
Et telle qu'on en voit en de certains climats,
S'estant mis à couvert et sauvé du trépas,
Les veneurs, pour ce coup, croyaient leurs chiens en faute;
Il les rappellent donc. Le Cerf, hors de danger,
Broute sa bien faitrice; ingratitude extrême;
On l'entend on retourne, on le fait déloger
Il vient mourir en ce lieu même,
"J'ai mérité, dit-il, ce juste châtiment
Profitez-en, ingrats "Il tombe en ce moment.
La meute en fait curée. Il lui fut inutile
De pleurer aux veneurs a sa mort arrivés
Vraie image de ceux qui profanent l'asile
Qui les a conservés.
DỊCH THƠ

CON NAI VÀ GIÀN NHO
Chú Nai được giàn nho trên cao che chở
Cứu thoát thân qua nguy kịch hiểm nghèo
Chủ săn gọi chó về mắng "đồ vô dụng"
Nó hận giàn nho sao bội bạc với mình
Quên cả ân nhân phá giàn nho nhai nát
Trở lại trống trơ chẳng còn chỗ dung thân
Chính nơi đây nó phơi thây bỏ mạng
Lời trối trăng "Ta bị trừng phạt, đáng đời"
Cũng nơi đây Nai con nhào ngã xuống
Đàn chó săn kiếm được miếng mồi ngon
Trước chủ săn, Nai van nài kêu khóc
Phí hoài công khi cái chết cận kề
Bài học răn đời chớ "vong ân bạc nghĩa"
Người giúp mình đừng có vội "quên ơn".
Người dịch : Nguyễn Duy Yên
0 nhận xét

Thơ dịch

                                                                              Anh Internet

PIERE EMMANUEL (1916)

JEUNE FILLE A LA FEUNÊTRE

La jeune fille a la croisée Rue aux visages
regarde s'écouler le flots de ses amants
ses  timides amants dont l'âme est une amande
s'en vont tournant la tête et sourient tournant
très vite dans la rue sans rideaux ni visages
Rue aux- niques baissées qui s'en va vert la Mort.

Toutes les rues s'en vont pensives vers la Mort
la place au tout du monde ou les cafés rutilent
un orchestre voile de brumes y joue des airs
qui font tomber les feuilles mortes des platanes
et les coeurs las s'emplir de larmes et danser
une ombrelles attandes aux doigts désert des filles
delavées par trop d'yeux furtils et trop de pluie.

La jeune fille sage écoute au loin les pas
se taire , d'autres pas s'approcher puis décroitre
la tristesse lui vient par bribes de chansons
ou lentement tournoient les feuilles des visages
Jamais on ne la voit sourire ; elle ne sait
rien faire de ses doigts qu'attendre...

Pierre Emmanuen sinh năm 1916. Nổi tiếng từ cuộc
kháng chiến chống phát xít. Có chân trong viện Hàn
lâm Pháp.

Phỏng dịch thơ

THIẾU NỮ BÊN CỬA SỔ

Tựa cửa nhìn ra ngoài mặt phố
Ngã ba đường nhộn nhịp người qua
Người yêu cô rụt rè ngần ngại
Ngoái lại nhìn vội rảo bước xa

Khuất dần khuôn mặt trong rèm cửa
Lặng lẽ mà đi chẳng ngẩng đầu
Lẹ bước qua nhanh vào lối rẽ
Phố buồn chết lặng trái tm sâu

Đường phố trầm tư buồn lữ thứ
Phía xa xa những quán cà phê
Xập xình tiếng nhạc đêm huyền ảo
Khúc hát tâm tình dẫn khách mê

Phiền muộn con tim rơi nước mắt
Ngoài trời lãng đãng lá vàng bay
Tay xinh cô gái căng dù nhỏ
Khiến khách đa tình lắm kẻ say

Thiếu nữ yêu kiều tự nẻo xa
Bước chân vọng lại nhịp hiền hòa
Nỗi buồn gửi gấm qua câu hát
Gợi cảm cho đời thấy xót xa

Trải bao khuôn mặt đã qua rồi
Như lá cuối mùa rụng tả tơi
Thiếu nữ khép mình mong ngóng đợi
Chẳng còn nghe thấy tiếng nàng cười.

                   5-2013

  Người dịch : Nguyễn Duy Yên
0 nhận xét

Ảnh tư liệu


             Nhà thơ Đoàn Kim Vân đọc thơ chào mừng Hội nghị
0 nhận xét

Ảnh tư liệu


   Hội nghị tổng kết công tác từ thiện năm 2012 của Hội chữ Thập đỏ
  HN ,bà Đoàn Kim Vân nhận giấy khen (bà Vân người đứng thư tư
  từ phải sang)
0 nhận xét

Ảnh tư liệu


Hội nghị tổng kết công tác từ thiện năm 2012 của Hội Chữ thập Đỏ
Hà nội, bà Đoàn Kim Vân nhận bằng khen.

0 nhận xét

Ảnh tư liệu (15-5-2014)

0 nhận xét

Ảnh tư liệu


    Thiếu tướng nhà văn Hồ Phương (ngoài cùng bên trái)tiếp theo nhà
    thơ Đoàn Kim Vân, nhạc sĩ Hoàng Lân, NS Điện ảnh Văn Vịnh.
0 nhận xét

Ảnh tư liệu


Hai vợ chồng nhà thơ Duy Yên-Kim Vân đứng
bên trái ,tiếp theo là bà Lệ Thu chủ tịch chi hội
chữ Thập đỏ tán trợ Thăng Long HN tiếp theo
là thiếu tướng Quang Phòng.

0 nhận xét

Ảnh tư liệu


     Đoàn Kim Vân tới dự Ngày Thơ Lục Bát lần thứ nhất (6-Kỷ sửu)
0 nhận xét

Nhạc sĩ Huy Thục-Nhà Thơ Duy Yên



0 nhận xét

Ảnh tư liệu

                             Vợ chồng nhà thơ Nguyễn Duy Yên-Đoàn Kim Vân nhận bằng khen
                                                                       (6- 2007)
0 nhận xét

Ảnh tư liệu

                                               Nhà thơ Đoàn Kim Vân cháu dâu bên ngoại
                                              danh nhân Phan Kế Bính dự lễ kỷ niệm.
0 nhận xét

Ảnh tư liệu

                               AHLĐ giáo sư Vũ Khiêu dư lễ kỷ niệm 85 năm ngày mất và trao
                                   tượng danh nhân Phan Kế Bính tại Văn miếu Quốc tử giám
                                                                    (29-5- 2005)
0 nhận xét

Ảnh tư liệu

                                    Gia tộc họ Phan dự lễ kỷ niệm 90 năm ngày mất của danh nhân
                                 Phan Kế Bính tổ chức tại Văn miếu Quốc tử giám (5-6-2010).
0 nhận xét

Ảnh tư liệu

                             Con cháu cụ Phan Kế Bính chụp ảnh kỷ niệm cùng dòng tộc họ Phan
                        nhân dịp lễ kỷ niệm 90 năm ngày mất của cụ, tổ chức tại Văn miếu Quốc
                       tử giàm  (05 - 06 - 2010).
                            
0 nhận xét

Ảnh tư liệu

                                          Đại tương Võ Nguyên giáp gặp mặt thân mật nhà thơ
                                        Đoàn Kim Vân trong cuộc họp kỷ niệm 45 năm ngày
                                        khai giảng trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn
                                       (!949-1994) khóa V.
0 nhận xét

Ảnh tư liệu

                                AHLĐ Giáo sư Vũ Khiêu chụp ảnh kỷ niệm với nhà thơ
                              Nguyễn Duy Yên nhân dịp đầu xuân 2005 tại tư gia giáo sư.
0 nhận xét

Ngâm thơ

0 nhận xét

Bàn về thơ dịch


ĐỂ CÓ NHỮNG BÀI THƠ DỊCH ĐÚNG VÀ HAY
Nguyễn Duy Yên

      Dịch thơ là một vấn đề khó. Dịch thơ không phải là dịch nghĩa bài thơ. Dịch thơ là dịch một bài thơ từ ngôn ngữ này ra ngôn ngữ khác. Bởi vậy muốn dịch thơ trước hết phải là người biết làm thơ. Thông thạo ngôn ngữ của dân tộc mình, thông thạo luật lệ các thể loại thơ của mỗi nước. Nếu không thành thạo nhuần nhuyễn tiếng nói của dân tộc mình, không biết và hiểu các thể loại thơ thì chúng ta không thể dịch được thơ.
      Trong dịch thơ có hai tiêu chuẩn được coi trọng ngang nhau là dịch cho đúng và dịch cho hay. Dịch cho đúng một bài thơ, không phải là sát nghĩa từng chữ từng câu mà cần đúng với tinh thần bài thơ, nói được hồn của bài thơ. Dịch cho hay một bài thơ là làm sao bản dịch rung động trước người đọc, khi đọc nguyên tác bài thơ rung động thì khi đọc bản dịch cũng rung động như thế. Nếu dịch không đúng thì có thể phản lại ý tưởng của tác giả, nếu dịch không hay thì không có gì quyến rũ được người đọc.
      Bởi vậy muốn dịch cho đúng và cho hay bài thơ mình định dịch thì trước hết ta phải đọc kỹ bài thơ, xem tác giả muốn nói gì về đất nước, con người, về tâm tư tình cảm của tác giả. Ví dụ bài thơ "Việt nữ từ" của Lý Bạch có 4 câu:
"Da Khê thái liên nữ
Kiến khách trạo ca hồi
Tiếu nhập hà hoa khứ
Dương tu bất xuất lai"
      Ta phải tìm hiểu xuất xứ của bài thơ. Đây là bài thơ Lý Bạch làm khi đi vãn cảnh hồ Da Khê. Người con gái hái sen thấy khách đến thì thẹn thùng, quay thuyền về, nấp dưới lá sen không giám bước lên bờ. Thế thì phải dịch như Khương Hữu Dụng:
Gái Da Khê hái sen
Thấy khách hát quay thuyền
Cười lấp vào sen lánh
Thẹn thò chẳng bước lên.
      Người con gái hái sen thấy khách, hát quay thuyền và thẹn thùng nấp vào sen lánh mặt, chẳng dám bước lên, chứ không phải một số người đã hiểu lầm là Lý Bạch hát quay thuyền. Có hiểu xuất xứ bài thơ mình định dịch thì mới tránh được dịch sai nội dung bài thơ. Chính không tìm hiểu xuất xứ bài thơ nên dịch giả Vương Tử Ba đã dịch sai bài thơ "Demain des 1' aube" của Victor Hugo.
      Victor Hugo có người con gái là Leospoldine Hugo đã cùng chồng chết ở Villequier ngày 4/9/1843. Bốn năm sau ngày 4/9/1847, Victor Hugo đi thăm mộ con và làm bài thơ "Demain des 1'aube" vào ngày 3/9/1847, tức trước ngày người con gái của tác giả mất. Do đó bài thơ mới mang đầu đề là "Ngày mai, từ lúc rạng đông". Chính vì người dịch chưa hiểu xuất xứ của bài thơ nên đã dịch là: "Victor Hugo đi thăm mộ người yêu". Thật là một sai lầm tai hại!
      Lại nói thêm về dịch thơ Việt ra thơ Pháp. Bác Hồ có bài thơ "Cảnh khuya"
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ 
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
      Câu thơ "Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ", ý Bác Hồ nói cảnh khuya như vẽ, nhưng không phải cảnh khuya đẹp mà Bác chưa ngủ, mà Bác chưa ngủ, mà Bác chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Nhưng dịch giả Phạm Nguyên Phẩm lại hiểu sai ý câu thơ đó nên trong tập thơ Hồ Chí Minh (NXB Hội nhà văn, 1/2005), đã dịch là "La nuit brosse un tableau d'homme mal endormi". Dịch như thế là sai ý câu thơ của Bác Hồ. Sao lại cảnh khuya vẽ người chưa ngủ? Cho nên dịch thơ ta cần phải đọc kỹ bài thơ, đọc kỹ câu thơ để thấu hiểu ý tứ bài thơ thì mới mong tránh khỏi sai lầm.
       Trên đây, tôi nói muốn dịch thơ cho đúng, ta phải nghiên cứu kỹ câu thơ, ý bài thơ, phải hiểu được xuất xứ của bài thơ thì ta mới dịch được đúng bài thơ mình chọn dịch.
       Còn tiêu chuẩn thứ hai là dịch cho hay một bài thơ thì tôi nghĩ như thế này. Dịch thơ mà dịch sát nghĩa từng chữ (mot à mot) từng câu như một số người đã bảo vệ ý riêng của mình, thì dịch thơ làm sao hay được.
Dịch cho hay là làm sao khi dịch bài thơ người ta đọc thấy bản dịch rung động trong lòng như khi đọc nguyên tác. Chẳng hạn ta đọc bài thơ dịch "Sonnet d' Arvers" của Khái Hưng, ta thấy rất hay vì bản dịch đã lột tả được tâm hồn bài thơ. Bản dịch bài thơ của Khái Hưng như sau:
"Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không hay

Hỡi ôi! Người đấy ta đây
Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân
Dầu ta đi trọn đường trần
Nỗi riêng há dám một lần hé môi

Người dù ngọc nói hoa cười
Nhìn ta như thể nhìn người không quen
Đường đời lặng lẽ bước tiên
Ngờ đâu chân đạp lên trên khối tình

Một niềm tiết liệt, đoan trinh
Xem thơ nào có biết mình ở trong
Lạnh lùng lòng sẽ hỏi lòng
Người đâu tả ở mấy dòng thơ đây"
      Những bài thơ hay hoặc dịch hay đều sống mãi trong lòng chúng ta.
      Lại nói đến bài "Hoàng Hạc lâu" của Thôi Hiệu mà Tản Đà đã dịch:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
      Bài thơ dịch Hoàng Hạc lâu của Tản Đà từ khi ra đời đến nay được đánh giá rất cao.
Dư luận trong văn học nhất trí cho rằng chưa có bài thơ dịch nào vượt được. Tôi còn nhớ khi báo "Ngày nay" giới thiệu bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu và bài dịch của Tản Đà, tòa soạn có lời nói đầu ngắn gọn nhưng trang trọng. Sau này năm 1992 NXB Giáo dục có in tập "Thơ Việt Nam 1930-1945" nhà phê bình Văn Tâm khi viết về Tản Đà, ngoài những bài thơ sáng tác của ông coi bài dịch Hoàng Hạc lâu như một bài sáng tác.
      Ta có thể nói trong 8 câu thơ dịch của Tản Đà câu nào cũng gợi ra sự xôn xao rung động của người dịch. Hai câu đầu khi Thôi Hiệu chỉ mở ra cánh cửa lầu Hoàng Hạc, khi chim bay đi thì Tản Đà đã có những chữ đầy luyến tiếc như "đi đâu", "còn trơ"...Đến câu 3-4 là hai câu đặc sắc nhất của Thôi Hiệu thì hai câu dịch của Tản Đà không kém gì nguyên tác
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
      Đến hai câu 5-6 tả cảnh sông nước xung quanh, Tản Đà đã có những chữ đưa đẩy rất duyên dáng như "sông tạnh cây bày", "xanh dày cỏ non". Đến hai câu 7-8, câu thơ dịch của Tản Đà vẫn chứa chan luyến tiếc "khuất bóng hoàng hôn", "cho buồn lòng ai"
       Bài thơ dịch của Tản Đà đã làm vui lòng bạn đọc. Trong việc dịch thơ ở nước ta không phải chỉ riêng Tản Đà dịch được thanh thoát, mà cha ông chúng ta cũng có rất nhiều bài thơ dịch hay, như bà Đoàn Thị Điểm dịch "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn, Phan Huy Ích dịch bài"Tỳ bà hành" của Bạch Cư Dị ...
       Nói tóm lại, dịch thơ là một sáng tạo nghệ thuật, phải lột tả được cái hồn của những bài thơ mình chọn dịch. Dịch ngược hay dịch xuôi đều phải làm được như thế mới mong chinh phục được người đọc.
Trích trong tập "Bàn Về Quan Điểm Dịch Thơ" - Nhà xuất bản Hội nhà văn 7/2011
 
Đồ gỗ nội thất thanh hóa, bàn ghế gỗ tại thanh hóa, giường ngủ đẹp thanh hóa, giường gỗ thanh hóa, bàn ghế ăn thanh hóa, tủ quần áo gỗ thanh hóa, sofa gỗ tại thanh hóa