Lời bình đêm thơ nhạc Trăng và Biển

Ảnh internet

(Đài THTW giới thiệu hai nhà thơ Nguyễn Duy Yên và Đoàn Kim Vân trên kênh VTV1 vào 20h40 ngày 29.8.2001)
                                                                                         Nhà văn Hoài Nam

      Đôi mắt em buồn nhìn sâu vào tâm tưởng của anh, như trăng kia muốn lặn sâu vào biển cả. Anh để cuộc đời mình trần trụi dưới mắt em, anh không giấu em điều gì, chính vì thế em không biết tất cả những gì về anh. Bài thơ số 28 nổi tiếng của thi hào Tagor là sự thú nhận sự bất lực trước những giới hạn vĩnh cửu và bí ẩn của tình yêu. Cái giới hạn mà tác giả đã một lần cảm nhận qua khoảng cách dằng dặc giữa mặt Trăng và mặt Biển, cái giới hạn dường như không thể xuyên thấu.
      Tuy nhiên trong thơ của cặp bạn đời Đoàn Kim Vân và Nguyễn Duy Yên, Trăng và Biển đã có một cách cảm nhận khác.
      Nhưng trước khi đến với Trăng và Biển của họ, chúng ta nên trở lại quãng thời gian cahcs đây nửa thế kỷ, khi anh thanh niên Nguyễn Duy Yên, học viên khóa 5 trường Lục quân Trần Quốc Tuấn bước vào những thử thách quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp, còn cô thôn nữ Đoàn Kim Vân thì cứ lớn dần theo nỗi khắc khoải đợi chờ anh. Thư đi, thư về, những bức thư viết bằng thơ của họ đã xóa nhòe khoảng cách của không gian để nối liền hai nhịp tim có cùng tần số. Qua năm rộng, tháng dài của một vòng đời có lẻ, qua bao ngày, tháng gian truân khốn khó, và cả những giờ phút thanh thản thư nhàn của đời sống vợ chồng, thơ vẫn gắn bó với hai tác giả như một nơi chốn để gửi gắm và chia sẻ tâm tình, có thể mạnh dạn nói rằng, chính nhờ sự nồng ấm dành cho nhau và niềm đam mê dành cho thơ, mà cặp bạn thơ Nguyễn Duy Yên và Đoàn Kim Vân đã tạo nên cảm giác về một mặt Trăng và một mặt Biển không hề bị chia cắt cả trong không gian, cả trong thời gian.
      Trăng, Biển, đó là những thực thể, các đặc tính nội tại của chúng thường đem đến cho người thưởng ngoạn một cảm giác về cái đẹp. Có lẽ vì vậy mà Trăng và Biển đã trở thành suối nguồn đề tài không hề vơi cạn cho sự khai thác của bao thế hệ văn nghệ sĩ.
      Nhiều tác phẩm thơ hoặc ca khúc hay đã ra đời từ những cảm xúc trước Trăng và Biển.
      Điều thú  vị là phần lớn những bài thơ của Nguyễn Duy Yên và Đoàn Kim Vân đã tạo nên một sự liên thông trong cảm hứng của nhiều nhạc sĩ.
      Ca sĩ Phạm Văn Giáp hát minh họa bài thơ Em ơi Biển! do nhạc sĩ Huy Du phổ nhạc: Biển rì rào sóng vỗ ngày đêm, đất mà không có biển, như tình anh thiếu em.
      Khúc tình ca đem Biển dâng em của tác giả Nguyễn Duy Yên được khởi đầu từ những câu thơ thật nồng nàn như thế.
      Viết Em ơi Biển! vào năm 1998, tức là khi đã sắp sửa bước sang cái tuổi xưa nay hiếm, song thật lạ lùng là thơ Nguyễn Duy Yên vẫn phơi phơis niềm vui và vẫn đập những nhịp mạnh mẽ, sôi nổi như một trái tim trẻ, phải chăng nhịp đập của tình yêu, cũng như biển cả kia chẳng bao giờ lắng xuống?
      Bài thơ Một chiều xa anh Đoàn Kim Vân do nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc, chúng ta trở lại với khúc tâm tình rất đặc trưng của người chinh phụ, có buồn bã, có nhớ nhung, có cả cảm thức cô độc giữa biển đời khoảnh vắng.
      Từ giọng thơ có thể nói bà vẫn chưa xa với những nữ sĩ của phong trào Thơ Mới là mấy.
      Trong cuộc đời, Nguyễn Duy Yên và Đoàn Kim Vân chưa từng một lần tự nhận mình danh hiệu thi sĩ.
      Làm thơ với ông bà không phải một thiên chức cũng không phải một vinh dự hoặc một điều gì tương tự. Thơ túc là thở và ông bà đã làm thơ một cách tự nhiện như chính hởi thở tự nhiên của mình, có lẽ chính cái nét hồn hậu, giản dị trong thơ của những người làm thơ mà không phải nhà thơ ấy đã tạo nên sức trẻ và rung động nghệ thuật cần thiết.
      Bài thơ Hòn Rơm biển chiều của Đoàn Kim Vân do nhạc sĩ Huy Thục phổ nhạc, ca sĩ Hồng Hạnh trình bày.
      Có ai đã nói rằng dù ở bất kỳ đâu Biển bao giờ cũng vẫn là một hình tượng nghệ thuật luôn hàm chứa những ý nghĩa khác ngoài bản thân nó, đó có thể là những khát vọng về một chân trời mới mênh mang, cao rộng, những cảm xúc mãnh liệt và sôi sục, những ý chí vượt ra khỏi khuôn khổ thông thường, mặt khác khi viết về Biển thi sĩ cũng không thể bỏ qua những thực thể khác có khả năng cùng với Biển tạo nên một cặp đôi hình tượng nghệ thuật mang sức gợi tới độc giả.
      Với Nguyễn Duy Yên, ông đã có lần lựa chọn vầng trăng cho vị trí ấy.
      Bài thơ Tình trăng nước của Nguyễn Duy Yên do nhạc sĩ Lê Xuân Thọ phổ nhạc, ca sĩ Anh Phương trình bày.
      Với Nguyệt cầm của Xuân Diệu và Một đêm đàn lạnh trên sông Huế của Văn Cao, chúng ta có hai thi phẩm tuyệt vời viết theo mô típ: Đàn, Đêm, Trăng, Nước.
      Ở bài thơ của Nguyễn Duy Yên tuy không triển khai hình tượng theo mô típ cổ điển ấy, song với sức nặng của trải nghiệm cá nhân tác phẩm vẫn để lại những ấn tượng nhất định.
     Điều dễ nhận thấy qua số liệu khổng lồ các bài thơ viết về Biển là sự áp đảo của cảm hứng tình yêu, hình như Biển với tất cả những khoảng yên lặng thanh bình cũng như những khoảng ồn ào, giông tố của nó luôn gợi cho người làm thơ liên tưởng tới diện mạo bất thường và khuôn mặt của tình yêu. Khi Biển rì rào là lời thủ thỉ nhẹ nhàng và say đắm của muôn vạn cặp tình nhân cùng hòa tấu. Khi Biển thét gào là ngọn sóng đam mê, đang dâng lên trong mỗi trái tim người, chắc chắn rằng với sự nhạy cảm và trí tưởng tượng đặc biệt các nhà thơ đã nghe được tiếng vọng từ tâm hồn cả Biền và Đoàn Kim Vân cũng không hề nằm ngoại lệ khi qua một bài thơ, bà muốn nói với chúng ta rằng: Biển cũng có tình yêu.
      Bài thơ Tình Biển của Đoàn Kim Vân do nhạc sĩ Thanh Hà phổ nhạc, NSƯT Hồng Liên trình bày.
      Bài thơ Gợi nhớ của Nguyễn Duy Yên có đoạn viết:
Tôi nhớ Trần Hoàn da diết lời ca:
Giữa Mạc Tư Khoa 
                         Nghe câu hò Nghệ Tĩnh
Tuổi trẻ hăn say đi đánh địch
Trong tiếng hò kéo pháo nhớ Hoàng Vân
Huy Du trong ca khúc
Đường chúng ta đi đánh Mỹ
Lửa căm thù cháy bỏng bước hành quân...
      Bài thơ Gợi nhớ của Nguyễn Duy Yên đã nhắc tới nhiều nhạc sĩ tên tuổi quen thuộc của nền ca khúc Việt Nam hiện đại, đó chính là những người đã phổ nhạc cho nhiều bài trong hai tập thơ Tiếng lòngDặm đời của ông bà. Có thể nói đó cũng chính là những tâm hồn đã biết đón nhận và rung động trước sự đằm thắm, đôn hậu từ sâu thẳm những vần thơ dung dị của ông bà, có lẽ khi người ta nói: cuộc hẹn trăm năm là cuộc hẹn của những tâm hồn đồng điệu, tức là khi tiếng lòng gặp những tiếng lòng là như thế.
      Bài thơ Khúc tương tư do nhạc sĩ La Thăng phổ nhạc, ca sĩ Minh Quang trình bày.
      Đêm thơ, nhạc Trăng và Biển của Nguyễn Duy Yên và Đoàn Kim Vân, có lẽ chỉ là một khoảnh khắc thời gian rất ngắn ngủi trong suốt cuộc song hành trên đường đời của hai ông bà.
      Đối với nhiều người thưởng thức nó cũng nhiều khả năng bị lẩn vào và nhòe đi trong nhiều đêm thơ, nhạc tương tự. Tuy nhiên vẫn còn một điều gì đó chắc chắn sẽ để lại dấu ấn đậm nét trong ký ức của những tiếng  lòng tri kỷ, khi người ta biết rằng Dặm đời không thể thay đổi màu cảm xúc, cũng như Trăng kia và Biển nọ trẻ hay già của tình yêu con người không thuộc thẩm quyền của thời gian.
      Vâng, đôi bạn đời ấy đã nắm tay nhau cùng đi suốt mấy chục năm ròng và giờ đây họ vẫn nắm tay nhau cùng đi tới những dặm đờidặm thơ phía trước. Khi mà trong ông vẫn là anh, trong bà vẫn là em thì thình già vẫn có nghĩa là mối tình đã chiến thắng thời gian.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Đồ gỗ nội thất thanh hóa, bàn ghế gỗ tại thanh hóa, giường ngủ đẹp thanh hóa, giường gỗ thanh hóa, bàn ghế ăn thanh hóa, tủ quần áo gỗ thanh hóa, sofa gỗ tại thanh hóa