(VietKings.Values) Hành trình quảng bá Kỷ lục Việt Nam (P.143) Vợ chồng Nhà thơ, Kỷ lục gia Duy Yên – Kim Vân: Cặp "Thi nhân - Nữ sĩ" đất Hà thành


03-08-2018
(Kỷ lục - VietKings) Họ là “Đôi uyên ương” gắn bó, quấn quýt bên nhau đã hơn 60 năm. Tính đến nay, cả hai người ấy đều đã ngoài 80 tuổi nhưng, tình yêu thương của họ vẫn nồng nàn, say đắm như thời son trẻ và tâm hồn thơ ca vẫn cứ đậm đà, lai láng như xưa...
Bạn bè và những người ái mộ cặp đôi thi nhân-nữ sĩ Duy Yên – Kim Vân thường dùng hai từ “Anh chị” để xưng hô với họ dù người đối diện, đôi khi tuổi đời chỉ mới ngoài ba mươi. Có lẽ do Thơ và Người làm thơ hình như… không có Tuổi già.


Trong gần cả ngàn bài thơ của Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân có trên 200 bài đã được phổ thành ca khúc… Tập thơ phổ nhạc Xuân với Tôi gồm 110 ca khúc trữ tình, lãng mạn của các nhạc sĩ nổi tiếng đã đưa đôi vợ chồng nhà thơ trở thành kỷ lục gia Việt Nam trong một ngày đẹp trời cuối thu năm 2015.
Một lần nữa, Cổng Thông tin kỷ lục Việt Nam đã có cuộc điện đàm thú vị với Nhà thơ, kỷ lục gia Duy Yên – Kim Vân xung quanh sức sống bền bỉ của thơ ca và tinh thần lạc quan yêu đời của hai nhà thơ có tuổi đời trên nhiều lần tuổi "xưa nay hiếm” nhưng lại vừa xuất bản tập thơ Lục bát Dấu ấn một thời dài 5.000 câu vẫn còn thơm mùi giấy mực…
Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện:
- Chào anh chị, xin anh chị cho biết đôi nét về tiểu sử bản thân cũng như quá trình lao động nghệ thuật sáng tạo thơ ca của mình?
Nhà thơ Duy Yên: Tôi sinh năm 1931, trong một gia đình truyền thống khoa bảng tại làng Thụy Lôi, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông nội là Đô úy tỉnh Tuyên Quang, Nghị viên Bắc kỳ. Ông ngoại là Danh nhân văn hóa Việt Nam Phan Kế Bính. Cha tôi là một nhà giáo thời Pháp thuộc, sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, ông hoạt động cách mạng và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, tiếp tục dạy học cho tới năm 1960 thì nghỉ hưu. Mẹ tôi là con gái thứ ba của Nhà văn hóa Phan Kế Bính.
Năm 1949, tốt nghiệp Trung học (chương trình Pháp) xong, tôi gia nhập Quân đội, là học viên Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn (khóa 5). Sau khi ra trường, tôi giữ nhiệm vụ Trưởng đài Vô tuyến điện E 102 F 308 . Đến năm 1957 chuyển ngành về Bộ Nông Lâm. Năm 1959 học ở Học viện Thủy lợi (khóa !959-1963). Một năm sau (1964), tôi công tác ở Bộ Thủy lợi, rồi Sở Thủy lợi Hà Nội cho tới ngày về hưu. Trong thời gian ở quân ngũ, tôi được tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương, trong đó có: Huân chương Chiến thắng Hạng hai, Huân chương Chống Mỹ cứu nước Hạng nhất.
Còn vợ tôi Đoàn Kim Vân sinh năm 1936 tại Hưng Yên, cùng quê với tôi. Nhạc phụ tôi cũng là nhà giáo, ông gia nhập Tự vệ địa phương rồi tham gia khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám - 1945. Năm 1946 trong một trận đánh với thực dân Pháp, ông bị thương nặng rồi hy sinh tháng 4-1946. Mẹ Kim Vân là tiểu thương và làm công việc nội trợ trong gia đình. Kim Vân học hết Thành chung năm thứ nhất, đến năm 1950 thì tham gia kháng chiến tại quê nhà. Năm 1959. Kim Vân công tác tại Vụ Bảo tồn, Bảo tàng (thuộc Bộ Văn hóa). Sau đó chuyển qua Trung ương Hội Đông y Việt Nam, làm Phó chủ tịch Công đoàn cho đến khi nghỉ hưu. Cũng gần như tôi, Kim Vân được tặng thưởng Huân trương chống Mỹ cứu nước Hạng II, và nhiều Bằng khen của TW Hôi Đông y Việt Nam.
Chúng tôi đều yêu thích thơ ca, điều đó thể hiện ngay từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường, tôi và Vân đã có những bài văn, bài thơ được bạn bè khen và mến mộ. Trong kháng chiến, tôi và Vân làm được một số bài thơ. Sau ngày hòa bình năm 1975, do bận rộn công tác và chăm nuôi con cái nên việc thơ ca tạm gác lại cho tới năm 1996, khi các con đã khôn lớn, có nhiều thời gian dành cho thơ, lúc đó chúng tôi mới tập hợp biên tập lại các bài thơ làm từ các năm trước và tiếp tục sáng tác cho tới nay.


Vợ chồng chúng tôi đều làm thơ và đã xuất bản lấy tên chung Duy Yên – Kim Vân nhiều tập như: Tiếng lòng - Nxb Văn hóa- Thông tin năm 1997; Dặm đời - Nxb Văn học năm 2000; Chân trời mới - Nxb Văn học năm 2003; Biển đời - Nxb Văn học năm 2008; Tuyển tập thơ Nxb Văn học năm 2910; Trăng với thi nhân (biên soạn) - Nxb Văn học năm 2010; Nợ bút nghiên (biên soạn): Nxb Văn học năm 2012. Đặc biệt, trong đó Tập Xuân với tôi (tập nhạc phổ thơ Duy Yên - Kim Vân) Nxb Âm nhac Việt Nam năm 2014.


Có nhiều bài ở những tập thơ trên đã được in trên Báo và Tạp chí trong nước. Riêng thơ tôi, Nguyễn Duy Yên có in riêng gồm: Mênh mang xuân, Một thoáng hương xưa, Muôn nẻo đường thơ - Nxb Văn học – 2012. Còn vợ tôi Đoàn Kim Vân cũng có in riêng mấy tập: Ngược dòng thời gian, Mùa hoa nhãn, Lăng kính thơ - Nxb Hội Nhà Văn năm 2014.
Hiện nay, vợ chồng chúng tôi đều là Hội viên Hôi Nhà văn thành phố Hà Nội.
Là kỷ lục gia về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, anh chị có thể cho biết những bài thơ của mình được các nhạc sĩ phổ nhạc từ năm nào, gồm tất cả bao nhiêu bài?
Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Đươc các nhạc sĩ nổi tiếng trong nước như: Huy Du, Huy Thục, Trần Hoàn, Phan Huỳnh Điểu… dành cho chúng tôi một sự mến mộ, ưu ái cho nên, từ năm 1996 đến nay họ đã phổ nhạc tất cả trên 200 bài thơ. Trong đó, tôi và Kim Vân chọn 110 bài để in thành tập Thơ phổ Nhạc "XUÂN VỚI TÔI” do Nhà xuất bản Âm nhạc Việt Nam phát hành năm 2014. Một số bài đã được thu vào đĩa VCD và CD như: Đường chiều (Nxb Âm nhạc VN năm 1997), Hai sắc hoa Ti gôn (thơ tình lãng mạn) Nxb Âm nhạc Hà Nội năm 2007, Có một tình yêu: Đài TH Hà Nội; Em ơi Biển: VTVI,  Trăng và Biển: VTVI; Tình yêu xuyên hai thế kỷ: VOV (THTNVN). Và có một số đĩa tự xuất bản: Tiếng lòng, Bến xưa , Hương xưa, Đêm Hội Hoa Đăng v.v…Những giọng ca và giọng diễn ngâm trong các CD, VCD trên do các ca sĩ nổi tiếng thể hiện : Lê Dung, Thanh Hoa , Vi Hoa , Đăng Dương, Việt Hoàn, Đức Long, Minh Quang, Thanh Thanh Hiền, Thúy Mùi, Hồng Hạnh, Hồng Năm, Kim Tiến, Hồng Liên, Thúy Đạt, Xuân Hanh v.v…


Khi được hỏi về tình hình sức khỏe hiện nay, đôi vợ chồng nhà thơ vui vẻ trả lời:  “Hiện tại vợ chồng tôi tuổi đã cao. Tôi 87 tuổi, còn Kim Vân cũng 82 rồi, tuy thỉnh thoảng ốm đau nhưng tinh thần vẫn còn minh mẫn… 
Cuối năm 2017, chúng tôi đã xuất bản Tập thơ Dấu ấn một thời, gồm 334 bài thơ Lục bát, với tổng cộng 5.000 câu (Nxb Hội Nhà văn - 2017). Đây cũng chưa phải là tập cuối vì chúng tôi vẫn tiếp tục làm thơ… làm thơ đến hơi thở cuối cùng…
Là hậu duệ bên ngoại của Danh nhân văn hóa Phan Kế Bính, anh cho biết đôi nét về việc giữ gìn gia thế của mình?
Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Vợ chồng tôi sinh được 6 người con: 3 trai, 3 gái, tất cả các cháu đều được học hành qua Đại học. Hiện nay các cháu đều trưởng thành, đời sống ổn định, khá giả. Gia đình các cháu đều sinh sống ở Hà Nội. Nói về việc giữ gìn gia thế mình thì vợ chồng tôi và con cháu luôn luôn tâm niệm làm theo lời tổ tiên để lại thể hiện ở đôi câu đối ở nhà thờ gia tộc: "Tiên tổ phương danh lưu quốc sử - Tử tôn đích học kế gia phong”
Cảm tưởng của anh chị khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục: "Đôi vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ được phổ nhạc nhiều nhất”.
Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Vợ chồng tôi rất hân hạnh và lấy làm vinh dự khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục "Đôi vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ được phổ nhạc nhiều nhất” vào năm 2015. 


Sau khi ra mắt tập thơ lục bát Dấu ấn một thời (2017), chúng tôi tiếp tục đăng ký kỷ lục mới về Tập thơ này với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – Vietkings và đã được Hội đồng xác lập của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – Vietkings xác lập kỷ lục: “Đôi vợ chồng Nhà thơ cao tuổi nhất vẫn còn sáng tác và xuất bản thơ ca” trong tháng 4/2018
Người ta nói “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” (Người sống bảy mươi xưa nay hiếm) nhưng nhìn lại đôi vợ chồng nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Hiện một người đang cập kề tuổi 90 và một người ngoài 80 tuổi mà sức khỏe vẫn dồi dào, tâm hồn, trí tuệ vẫn còn minh mẫn, vẫn tiếp tục cho ra đời những tác phẩm văn học có giá trị thì quả là điều “xưa nay chưa thấy có”.

Trương Như Bá – Kyluc.vn


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Đồ gỗ nội thất thanh hóa, bàn ghế gỗ tại thanh hóa, giường ngủ đẹp thanh hóa, giường gỗ thanh hóa, bàn ghế ăn thanh hóa, tủ quần áo gỗ thanh hóa, sofa gỗ tại thanh hóa