VANVN.NET (HNVVN)
NGƯỜI YÊU VĂN CHƯƠNG
THƠ ĐOÀN KIM VÂN (26-10-2015) 10-59 Người yêu văn chương
Dưới đây là 3 bài thơ của Đoàn Kim Vân được :
VANVN.NET (Hội Nhà văn Việt Nam) đưa vào trang báo điện tử (26-10-2015)
THƠ ĐOÀN KIM VÂN
ĐÁ VỌNG PHU
Người đi chinh chiến xa xôi
Ngày về chẳng hẹn khôn nguôi nhớ chàng
Nghìn trùng cách trở quan san
Tin ngày một vắng muôn vàn nhớ thương
Mẹ già tóc đã điểm sương
Mỏi mòn con mắt sầu vương tháng ngày
Nhớ người góc bể chân mây
Xa nhà đằng đẵng đã dầy bao thu
Chuyện tình hòn đá vọng phu
Đăm đăm đôi mắt mà ru nỗi buồn
Bồng con đứng giữa cô đơn
Người đi đi mãi vẫn còn đợi trông
Biến thân hóa đá chờ chồng
Vọng phu chuyện kể tấm lòng thủy chung
Hồn trinh thiếp gửi theo cùng
Phương trời xa nhớ xin đừng phụ nhau.
TRÊN DÒNG HƯƠNG GIANG
Về đây sóng nước Hương giang
Câu ca xứ Huế xốn xang lòng người
Lững lờ thuyền thả êm trôi
Gió vờn khua nước trăng soi mạn thuyền
Rộn ràng khúc nhạc vang lên
Niềm vui quên cả ưu phiền tháng năm
Tôi là người của nhân gian
Lạc trong cõi mộng trăm ngàn giấc mơ
Trăng khuya khi tỏ khi mờ
Đèn hoa giỡn sóng nô đùa mặt sông
Đôi bờ con nước xanh trong
Cầu kia ai bắc uốn cong giữa trời
Đêm tàn lãng đãng sương rơi
Thuyền neo đậu bến dòng đời cuốn theo
Huế xưa nay đã khác nhiều
Cố đô còn đó đói nghèo chẳng vương
Trời dành cho Huế sông Hương
Nét thơ mộng Huế đâu nhường cho ai
Lòng riêng, riêng nỗi cảm hoài
Huế ơi xin hẹn mốt mai lại về.
Ngày hội Festival Huế ($-5-2002)
CẢM HOÀI ĐÊM CHƠI THUYỀN HỒ TÂY
Rập rờn sóng nước Hồ Tây
Mái chèo vỗ nhịp nước mây quyện trời
Màn đêm lấp lánh sao rơi
Chuông chùa văng vẳng bồi hồi canh thâu
Nổi chìm bao cuộc bể dâu
Xin đừng quên lãng cho đau lòng hồ
Lạnh lùng con nước trơ trơ
Thăng Long sánh với Tây hồ ngàn năm
Trải bao binh biến thăng trầm
Mặt hồ soi bóng chị Hằng đêm đêm
Giăng tơ trong ánh hoa đèn
Sương khuya mờ ảo con thuyền đung đưa
Cảnh tình nửa tỉnh nửa mơ
Lênh đênh mặt nước Tây Hồ dạo chơi
Lững lờ dăm đám mây trôi
Vầng trăng chia sẻ đầy vơi với hồ
Tự ngàn xưa đến bây giờ
Tây Hồ còn đó bài thơ trữ tình.
Đoàn Kim Vân
THƠ ĐOÀN KIM VÂN (26-10-2015) 10-59 Người yêu văn chương
Dưới đây là 3 bài thơ của Đoàn Kim Vân được :
VANVN.NET (Hội Nhà văn Việt Nam) đưa vào trang báo điện tử (26-10-2015)
THƠ ĐOÀN KIM VÂN
ĐÁ VỌNG PHU
Người đi chinh chiến xa xôi
Ngày về chẳng hẹn khôn nguôi nhớ chàng
Nghìn trùng cách trở quan san
Tin ngày một vắng muôn vàn nhớ thương
Mẹ già tóc đã điểm sương
Mỏi mòn con mắt sầu vương tháng ngày
Nhớ người góc bể chân mây
Xa nhà đằng đẵng đã dầy bao thu
Chuyện tình hòn đá vọng phu
Đăm đăm đôi mắt mà ru nỗi buồn
Bồng con đứng giữa cô đơn
Người đi đi mãi vẫn còn đợi trông
Biến thân hóa đá chờ chồng
Vọng phu chuyện kể tấm lòng thủy chung
Hồn trinh thiếp gửi theo cùng
Phương trời xa nhớ xin đừng phụ nhau.
TRÊN DÒNG HƯƠNG GIANG
Về đây sóng nước Hương giang
Câu ca xứ Huế xốn xang lòng người
Lững lờ thuyền thả êm trôi
Gió vờn khua nước trăng soi mạn thuyền
Rộn ràng khúc nhạc vang lên
Niềm vui quên cả ưu phiền tháng năm
Tôi là người của nhân gian
Lạc trong cõi mộng trăm ngàn giấc mơ
Trăng khuya khi tỏ khi mờ
Đèn hoa giỡn sóng nô đùa mặt sông
Đôi bờ con nước xanh trong
Cầu kia ai bắc uốn cong giữa trời
Đêm tàn lãng đãng sương rơi
Thuyền neo đậu bến dòng đời cuốn theo
Huế xưa nay đã khác nhiều
Cố đô còn đó đói nghèo chẳng vương
Trời dành cho Huế sông Hương
Nét thơ mộng Huế đâu nhường cho ai
Lòng riêng, riêng nỗi cảm hoài
Huế ơi xin hẹn mốt mai lại về.
Ngày hội Festival Huế ($-5-2002)
CẢM HOÀI ĐÊM CHƠI THUYỀN HỒ TÂY
Rập rờn sóng nước Hồ Tây
Mái chèo vỗ nhịp nước mây quyện trời
Màn đêm lấp lánh sao rơi
Chuông chùa văng vẳng bồi hồi canh thâu
Nổi chìm bao cuộc bể dâu
Xin đừng quên lãng cho đau lòng hồ
Lạnh lùng con nước trơ trơ
Thăng Long sánh với Tây hồ ngàn năm
Trải bao binh biến thăng trầm
Mặt hồ soi bóng chị Hằng đêm đêm
Giăng tơ trong ánh hoa đèn
Sương khuya mờ ảo con thuyền đung đưa
Cảnh tình nửa tỉnh nửa mơ
Lênh đênh mặt nước Tây Hồ dạo chơi
Lững lờ dăm đám mây trôi
Vầng trăng chia sẻ đầy vơi với hồ
Tự ngàn xưa đến bây giờ
Tây Hồ còn đó bài thơ trữ tình.
Đoàn Kim Vân
Thơ tặng...
NSUT Kim Dung
NSUT KIM DUNG VIẾT TẶNG VỢ CHỒNG
NHÀ THƠ DUY YÊN & KIM VÂN NHÂN DỊP
Ở NƯỚC NGOÀI VỀ HÀ NỘI THĂM GIA ĐÌNH
NIỀM VUI TRỌN VẸN
(Kính tặng anh , chị Yên - Vân)
Trời se hai họ nên duyên
Nguyễn, Đoàn song hỉ phỉ nguyền lứa đôi
Dựng xây tổ ấm cuộc đời
Traii tài, gái đảm rạng ngời tổ tông
Các con trai, gái nối dòng
Làm ăn phát đạt đẹp lòng mẹ cha
Kinh doanh đồ gỗ Mỹ Hà
Sáng tên thương hiệu vang xa mọi miền
Tuổi già vui thú điền viên
Băng thơ, đĩa nhạc có tên của mình
Tác phẩm đã được phát hành
Việt Nam kỷ lục vinh danh ông, bà
Bát tuần nét đẹp kiêu sa
Tám nhăm anh vẫn đậm đà bên em
Trời cho song thọ êm đềm
Sáu mươi năm cưới đẹp duyên sắt cầm
Cả đôi vào Hội Nhà văn
Niềm mơ ước trải bao năm thỏa lòng
Họ hàng, bè bạn tới mừng
Lầu thơ mở tiệc tưng bừng quê hương
Tám nhăm năm một chặng đường
Thỏa lòng đám cưới Kim cương vẹn tròn.
Hà nội 21-9-2015
Em gái NSUT VŨ KIM DUNG
(Xem tiếp các bài cách xa ở dưới )
NSUT KIM DUNG VIẾT TẶNG VỢ CHỒNG
NHÀ THƠ DUY YÊN & KIM VÂN NHÂN DỊP
Ở NƯỚC NGOÀI VỀ HÀ NỘI THĂM GIA ĐÌNH
NIỀM VUI TRỌN VẸN
(Kính tặng anh , chị Yên - Vân)
Trời se hai họ nên duyên
Nguyễn, Đoàn song hỉ phỉ nguyền lứa đôi
Dựng xây tổ ấm cuộc đời
Traii tài, gái đảm rạng ngời tổ tông
Các con trai, gái nối dòng
Làm ăn phát đạt đẹp lòng mẹ cha
Kinh doanh đồ gỗ Mỹ Hà
Sáng tên thương hiệu vang xa mọi miền
Tuổi già vui thú điền viên
Băng thơ, đĩa nhạc có tên của mình
Tác phẩm đã được phát hành
Việt Nam kỷ lục vinh danh ông, bà
Bát tuần nét đẹp kiêu sa
Tám nhăm anh vẫn đậm đà bên em
Trời cho song thọ êm đềm
Sáu mươi năm cưới đẹp duyên sắt cầm
Cả đôi vào Hội Nhà văn
Niềm mơ ước trải bao năm thỏa lòng
Họ hàng, bè bạn tới mừng
Lầu thơ mở tiệc tưng bừng quê hương
Tám nhăm năm một chặng đường
Thỏa lòng đám cưới Kim cương vẹn tròn.
Hà nội 21-9-2015
Em gái NSUT VŨ KIM DUNG
(Xem tiếp các bài cách xa ở dưới )
Bạn đời.
AI ? Bạn đời
Biết ai là tri kỷ?
Bạn bè giữa
biển đời
Vẩn vơ
trong câu hỏi
Mặc, cứ thế
buông trôi
Tám mươi
năm có lẻ
Trải nghiệm
một đời người
Câu hỏi
đành bỏ lửng
Mà lòng vẫn
khôn nguôi
Có đêm dài
thức trắng
Hết ngày
lại qua đêm
Bạn đường
thì lắm đấy
Tù mù cuộc
đua chen
Buồn nhiều
vui quá ít
Tự hỏi phải
thế không?
Thời gian
như ngừng thở
Chìm vào
chốn đục, chong
Lấy gì mà
so sánh
Hai tiếng
gọi bạn đời
Xứng danh
là tri kỷ
Chỉ còn em
và tôi.
Ngọt bùi và
cay đắng
Buồn vui đã
qua rồi
Tình già
càng thêm thắm
Nụ cười
luôn trên môi
Thế thôi…
Tặng vợ tôi tuổi 80.
22-9-2015 (11-8-Ất Mão)
Nguyễn
Duy Yên
Báo chí phỏng vấn (24-9-2015)
Vợ chồng Kỷ lục gia, Nhà thơ Nguyễn Duy Yên và Đoàn Kim Vân - Một đời nặng nợ với thơ ca
(Kyluc.vn) - Hơn 50 năm gắn bó bên nhau, đôi vợ chồng nay đã
ngoài 80 tuổi nhưng tình yêu thương vẫn nồng nàn như thời son trẻ và tâm
hồn thơ ca vẫn cứ đậm đà, lai láng…như xưa.

Nhà thơ Duy Yên - Kim Vân nhận bằng xác lập kỷ lục Việt Nam
Bạn bè và những người ái mộ Duy Yên –
Kim Vân thường dùng hai từ Anh Chị để xưng hô với họ dù người đối diện, đôi khi
tuổi đời chỉ mới ngoài ba mươi. Có lẽ do Thơ
và Người làm thơ hình như… không có Tuổi già.
Trong
gần cả ngàn bài thơ của Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân có trên 200 bài đã được phổ
thành ca khúc… Tập thơ phổ nhạc Xuân với
Tôi gồm 110 ca khúc trữ tình, lãng mạn của các nhạc sĩ nổi tiếng đã đưa đôi
vợ chồng nhà thơ trở thành kỷ lục gia Việt Nam trong một ngày đẹp trời cuối thu
năm 2015.
Cổng Thông tin kỷ lục Việt Nam đã có cuộc điện đàm với Nhà thơ, kỷ
lục gia Duy Yên – Kim Vân xung quanh sức sống bền bỉ của thơ ca và tinh thần
lạc quan yêu đời của hai nhà thơ có tuổi đời trên nhiều lần tuổi " xưa nay hiếm
”.

Dưới
đây là nội dung cuộc trò chuyện:
- Chào anh chị, xin anh chị cho biết đôi
nét về tiểu sử bản thân cũng như quá trình lao động nghệ thuật sáng tạo thơ ca
của mình?
Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Tôi sinh năm
1931, trong một gia đình truyền thống khoa bảng tại làng Thụy Lôi, huyện Tiên
Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông nội là Đô úy tỉnh Tuyên Quang, Nghị viên Bắc kỳ. Ông
ngoại là Danh nhân văn hóa Việt Nam Phan Kế Bính. Cha tôi là một nhà giáo thời
Pháp thuộc, sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, ông hoạt động cách mạng và được kết
nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, tiếp tục dạy học cho tới năm 1960 thì
nghỉ hưu. Mẹ tôi là con gái thứ ba của Nhà văn hóa Phan Kế Bính.
Năm
1949, tốt nghiệp Trung học (chương trình Pháp) xong, tôi gia nhập Quân đội, là
học viên Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn (khóa 5). Sau khi ra trường, tôi giữ
nhiệm vụ Trưởng đài Vô tuyến điện E 102 F 308 . Đến năm 1957 chuyển ngành về Bộ
Nông Lâm. Năm 1959 học ở Học viện Thủy lợi (khóa !959-1963). Một năm sau (1964),
tôi công tác ở Bộ Thủy lợi, rồi Sở Thủy lợi Hà Nội cho tới ngày về hưu. Trong
thời gian ở quân ngũ, tôi được tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương, trong đó có:
Huân chương chiến thắng Hạng hai, Huân
chương chống Mỹ cứu nước Hạng nhất.
Còn
vợ tôi Đoàn Kim Vân sinh năm 1936 tại Hưng Yên, cùng quê với tôi. Nhạc phụ tôi
cũng là nhà giáo, ông gia nhập Tự vệ địa phương rồi tham gia khởi nghĩa Cách
mạng Tháng Tám - 1945. Năm 1946 trong một trận đánh với thực dân Pháp, ông bị thương
nặng rồi hy sinh tháng 4-1946. Mẹ Kim Vân là tiểu thương và làm công việc nội
trợ trong gia đình. Kim Vân học hết Thành chung năm thứ nhất, đến năm 1950 thì tham gia kháng chiến tại quê nhà. Năm 1959.
Kim Vân công tác tại Vụ Bảo tồn, Bảo tàng (thuộc Bộ Văn hóa). Sau đó chuyển qua
Trung ương Hội Đông y Việt Nam, làm Phó chủ tịch Công đoàn cho đến khi nghỉ
hưu. Cũng gần như tôi, Kim Vân được tặng thưởng Huân trương chống Mỹ cứu nước Hạng II, và nhiều Bằng khen của TW Hôi Đông y Việt Nam.
Chúng
tôi đều yêu thích thơ ca, điều đó thể hiện ngay từ khi còn ngồi ở ghế nhà
trường, tôi và Vân đã có những bài văn, bài thơ được bạn bè khen và mến mộ. Trong
kháng chiến, tôi và Vân làm được một số bài thơ. Sau ngày hòa bình năm 1975, do
bận rộn công tác và chăm nuôi con cái nên việc thơ ca tạm gác lại cho tới năm
1996, khi các con đã khôn lớn, có nhiều thời gian dành cho thơ, lúc đó chúng
tôi mới tập hợp biên tập lại các bài thơ làm từ các năm trước và tiếp tục sáng
tác cho tới nay.
Vợ chồng chúng tôi đều làm
thơ và đã xuất bản lấy tên chung Duy Yên – Kim Vân nhiều tập như: Tiếng
lòng Nxb Văn hóa- Thông tin năm 1997; Dặm
đời Nxb Văn học năm 2000; Chân trời
mới Nxb Văn học năm 2003; Biển đời
Nxb Văn học năm 2008; Tuyển tập thơ
Nxb Văn học năm 2910; Trăng với thi nhân
(biên soạn) Nxb Văn học năm 2010; Nợ bút
nghiên (biên soạn): Nxb Văn học năm
2012. Đặc biệt, trong đó Tập Xuân với tôi (tập nhạc phổ thơ Duy
Yên - Kim Vân) Nxb Âm nhacViệt Nam năm 2014.
Có
nhiều bài ở những tập thơ trên đã được in trên Báo và Tạp chí trong nước. Riêng
thơ tôi, Nguyễn Duy Yên có in riêng gồm: Mênh
mang xuân, Một thoáng hương xưa, Muôn nẻo đường thơ: Nxb Văn học – 2012.
Còn vợ tôi Đoàn Kim Vân cũng có in riêng mấy tập: Ngược dòng thời gian, Mùa hoa nhãn, Lăng kính thơ Nxb Hội Nhà Văn năm 2014.
Hiện nay, vợ chồng chúng tôi đều là Hội viên
Hôi Nhà văn Hà Nội.

Những tập thơ đã được phát hành
- Là kỷ lục gia về lĩnh vực văn hóa nghệ
thuật, anh chị có thể cho biết những bài thơ của mình được các nhạc sĩ phổ nhạc
từ năm nào, gồm tất cả bao nhiêu bài?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Đươc các nhạc
sĩ nổi tiếng trong nước dành cho chúng tôi một sự mến mộ, ưu ái cho nên, từ năm
1996 đến nay họ đã phổ nhạc tất cả trên 200 bài thơ. Trong đó, tôi và Kim Vân
chọn 110 bài để in thành tập Thơ phổ Nhạc "XUÂN VỚI TÔI” do Nhà xuất bản Âm
nhạc Việt Nam phát hành năm 2014. Khi đăng ký kỷ lục: "Đôi vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ được phổ nhạc nhiều nhất” chúng
tôi có đính kèm Tập thơ phổ nhạc này.
- Trong đó những bài nào anh chị tâm đắc
nhất?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Trong số 110
bài phổ nhạc được in trong tập nhạc này có một số bài chúng tôi tâm đắc nhất
là:
Chiều mưa biên giới. Một chiêu xa anh: (nhạc sĩ Trần Hoàn), Say trăng. Em ơi biển : (Huy Du), Đêm Hội hoa đăng, Rừng chiều: (Trọng Bằng). Xuân với tôi, Cảm hoài đêm chơi thuyền Hồ Tây: (Hoàng Vân). Hà Nội vào thu, Nhớ một thời tôi yêu:
(Nguyễn Đức Toàn). Nắng hạ bồi hồi:
(Hồng Đăng).Vãn cảnh Tây Hồ, Hương tóc
nhớ duyên xưa: ( Huy Thục), Thu cảm, Huế tơ lòng ơi Huế của tôi: (
Thuận Yến). Lời ru của Biển. Chiều Vĩ Dạ:
( Hồ Bắc), Khoảng cách: (nhạc sĩ
Văn Dung), Hương sắc SÂPA: (nhạc sĩ
Đoàn Bổng) . Cô gái làng hoa: (Nhạc
sĩ La Thăng). Gửi Huế thương yêu:
(nhạc sĩ Hoàng Lân).

Băng đĩa nhạc phổ thơ đã được phát hành
- Đã có thu băng đĩa nào chưa, ca sĩ nào
thể hiện?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Có một số bài
thu vào đĩa VCD và CD như: Đường chiều(
Nxb Âm nhạc VN năm 1997). Hai sắc hoa Ti
gôn (thơ tình lãng mạn) Nxb Âm nhạc Hà Nội năm 2007.Có một tình yêu: Đài TH Hà nội; Em ơi
Biển: VTVI. Trăng và Biển: VTVI; Tình yêu xuyên hai thế kỷ: VOV (THTNVN).
Và
có một số đĩa tự xuất bản: Tiếng lòng,
Bến xưa , Hương xưa, Đêm Hôi Hoa Đăng v.v…Những giọng ca và giọng diễn ngâm
trong các CD, VCD trên do các ca sĩ nổi tiếng thể hiện : Lê Dung, Thanh Hoa ,
Vi Hoa , Đăng Dương, Việt Hoàn, Đức Long, Minh Quang, Thanh Thanh Hiền, Thúy
Mùi, Hồng Hạnh, Hồng Năm, Kim Tiến, Hồng Liên, Thúy Đạt, Xuân Hanh v.v…
- Hiện nay tình hình sức khỏe của anh
chị ra sao?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Hiện tại vợ
chồng tôi tuổi đã cao (ngoại 80 tuổi)
tuy thỉnh thoảng ốm đau nhưng tinh thần vẫn còn minh mẫn, dự định những năm tới
sẽ xuất bản vài tập văn thơ trong đó có thơ dịch. Đặc biệt, chúng tôi đang sáng
tác Tập 5.000 câu thơ lục bát và đã làm được hơn 4.000 câu. Ngoài ra, các làn
điệu dân ca và tập hợp các bài văn, bài báo nói về thân thế, sự nghiệp của Nhà thơ Duy Yên - Kim Vân cũng đang được
chúng tôi đúc kết thành tập.

Nhà thơ Duy Yên - Kim Vân trước bàn thờ Ông ngoại: Danh nhân văn hóa Phan Kế Bính
- Là hậu duệ bên ngoại của Danh nhân văn
hóa Phan Kế Bính, anh cho biết đôi nét về việc giữ gìn gia thế của mình?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Vợ chồng tôi
sinh được 6 người con: 3 trai, 3 gái, tất cả các cháu đều được học hành qua Đại
học. Hiện nay các cháu đều trưởng thành, đời sống ổn định, khá giả. Gia đình
các cháu đều sinh sống ở Hà Nội. Nói về việc giữ gìn gia thế mình thì vợ chồng
tôi và con cháu luôn luôn tâm niệm làm theo lời tổ tiên để lại thể hiện ở đôi câu
đối ở nhà thờ gia tộc:
"Tiên tổ phương danh lưu quốc sử
Tử tôn đích học kế gia phong”

- Là chị gái của Nhà thơ – kỷ lục gia Xuân
Qùy, chị Kim Vân có làm bài thơ nào về Tình chị em, khi mà hai người ở xa cách
hai miền Bắc, Nam?
- Nhà thơ Kim Vân: Tôi có người em gái ruột là nhà thơ Xuân Quỳ (Kỷ lục gia) hiện đang
sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung đời sống gia đình em tôi khá
đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần, con cháu đều khôn lớn, thành đạt.Chị em tôi tuy
ở cách xa Bắc, Nam nhưng hàng ngày vẫn trao đổi tình cảm, tin tức, thơ văn với
nhau qua điện thoại và thư điện tử. Tôi có làm hai bài thơ tặng em gái Xuân Quỳ
là Tiễn người em gái và Nỗi
nhớ. Em gái tôi cũng làm bài thơ Chị
cả của tôi gửi tặng tôi trong dịp sinh nhật cách đây vài năm.

Nhà thơ Xuân Quỳ (bên phải) và nhà thơ Kim Vân
- Cảm tưởng của anh chị khi được Tổ chức
Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục: "Đôi vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ được phổ
nhạc nhiều nhất?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Vợ chồng tôi
rất hân hạnh và lấy làm vinh dự khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục "Đôi vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ được
phổ nhạc nhiều nhất” vào tháng 8-2015.

- Hiện tại anh chị còn sáng tác không?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Hiện nay vợ
chồng tôi vẫn tiếp tục sáng tác thơ với mong muốn quãng đời còn lại, cố gắng
góp thêm phần nhỏ bé của mình vào vườn hoa văn học nghệ thuật của nước nhà bằng
những vần thơ lời hay, ý đẹp để lại cho thân hữu và con cháu mình mai sau.
- Chân thành cảm ơn anh chị, kính
chúc anh chị nhiều sức khỏe, sống tươi vui, hạnh phúc bên con cháu và tiếp tục
làm thơ dâng tặng đời.
Trương Như Bá - Vietkings
Nhà báo phỏng vấn (24-9-2015)
MỘT ĐỜI NẶNG
NỢ VỚI THƠ CA
Mà cũng đúng như vậy, bởi đôi vợ chồng Nhà
thơ Nguyễn Duy Yên - Đoàn Kim Vân năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng tâm hồn thơ ca
vẫn cứ nồng nàn, đậm đà, lai láng… Bạn bè và những người ái mộ Duy Yên – Kim
Vân thường dùng hai từ Anh Chị để xưng hô với họ dù người đối diện, tuổi đời đôi
khi chỉ mới ngoài ba mươi… Có lẽ do Thơ và
Người làm thơ hình như không có Tuổi già…
Trong
gần cả ngàn bài thơ của Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân có trên 200 bài đã được phổ
thành ca khúc… Tập thơ phổ nhạc Xuân với
Tôi gồm 110 ca khúc trữ tình, lãng mạn của các nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc đã
đưa Đôi vợ chồng nhà thơ trở thành kỷ lục gia Việt Nam trong một ngày đẹp trời tháng 8
năm 2015. Cổng Thông tin kỷ lục Việt Nam đã có cuộc điện đàm với Nhà
thơ, kỷ lục gia Duy Yên – Kim Vân xung quanh sức sống bền bỉ của thơ ca và tinh
thần lạc quan yêu đời của người, trên nhiều lần tuổi “ xưa nay hiếm ”.
Dưới
đây là nội dung cuộc trò chuyện:
- Chào anh chị, xin anh chị cho biết đôi
nét về tiểu sử bản thân cũng như quá trình lao động nghệ thuật sáng tạo thơ ca
của mình?
Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Tôi sinh năm
1931, trong một gia đình truyền thống khoa bảng tại làng Thụy Lôi, huyện Tiên
Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông nội là Đô úy tỉnh Tuyên Quang, Nghị viên Bắc kỳ. Ông
ngoại là Danh nhân văn hóa Việt Nam Phan Kế Bính. Cha tôi là một nhà giáo thời
Pháp thuộc, sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, ông hoạt động cách mạng và được kết
nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, tiếp tục dạy học cho tới năm 1960 thì
nghỉ hưu. Mẹ tôi là con gái thứ ba của Nhà văn hóa Phan Kế Bính.
Năm
1949, tốt nghiệp Trung học (chương trình Pháp) xong, tôi gia nhập Quân đội, là
học viên Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn (khóa 5). Sau khi ra trường, tôi giữ
nhiệm vụ Trưởng đài Vô tuyến điện E 102 F 308 . Đến năm 1957 chuyển ngành về Bộ
Nông Lâm. Năm 1959 học ở Học viện Thủy lợi (khóa !959-1963). Một năm sau (1964),
tôi công tác ở Bộ Thủy lợi, rồi Sở Thủy lợi Hà Nội cho tới ngày về hưu. Trong
thời gian ở quân ngũ, tôi được tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương, trong đó có:
Huân chương chiến thắng Hạng hai, Huân
chương chống Mỹ cứu nước Hạng nhất.
Còn
vợ tôi Đoàn Kim Vân sinh năm 1936 tại Hưng Yên, cùng quê với tôi. Nhạc phụ tôi
cũng là nhà giáo, ông gia nhập Tự vệ địa phương rồi tham gia khởi nghĩa Cách
mạng Tháng Tám - 1945. Năm 1946 trong một trận đánh với thực dân Pháp, ông bị thương
nặng rồi hy sinh tháng 4-1946. Mẹ Kim Vân là tiểu thương và làm công việc nội
trợ trong gia đình. Kim Vân học hết Thành chung năm thứ nhất, đến năm 1950 thì tham gia kháng chiến tại quê nhà. Năm 1959.
Kim Vân công tác tại Vụ Bảo tồn, Bảo tàng (thuộc Bộ Văn hóa). Sau đó chuyển qua
Trung ương Hội Đông y Việt Nam,
làm Phó chủ tịch Công đoàn cho đến khi nghỉ hưu. Cũng gần như tôi, Kim Vân được
tặng thưởng Huân trương chống Mỹ cứu nước
Hạng II, và nhiều Bằng khen của TW
Hôi Đông y Việt Nam.
Chúng
tôi đều yêu thích thơ ca, điều đó thể hiện ngay từ khi còn ngồi ở ghế nhà
trường, tôi và Vân đã có những bài văn, bài thơ được bạn bè khen và mến mộ. Trong
kháng chiến, tôi và Vân làm được một số bài thơ. Sau ngày hòa bình năm 1975, do
bận rộn công tác và chăm nuôi con cái nên việc thơ ca tạm gác lại cho tới năm
1996, khi các con đã khôn lớn, có nhiều thời gian dành cho thơ, lúc đó chúng
tôi mới tập hợp biên tập lại các bài thơ làm từ các năm trước và tiếp tục sáng
tác cho tới nay.
Vợ chồng chúng tôi đều làm
thơ và đã xuất bản lấy tên chung Duy Yên – Kim Vân nhiều tập như: Tiếng
lòng Nxb Văn hóa- Thông tin năm 1997; Dặm
đời Nxb Văn học năm 2000; Chân trời
mới Nxb Văn học năm 2003; Biển đời
Nxb Văn học năm 2008; Tuyển tập thơ
Nxb Văn học năm 2910; Trăng với thi nhân
(biên soạn) Nxb Văn học năm 2010; Nợ bút
nghiên (biên soạn)Nxb Văn học năm
2012. Đặc biệt, trong đó Tập Xuân với tôi (tập nhạc phổ thơ Duy
Yên - Kim Vân) Nxb Âm nhacViệt Nam
năm 2014.
Có nhiều
bài ở những tập thơ trên đã được in trên Báo và Tạp chí trong nước. Riêng thơ
tôi, Nguyễn Duy Yên có in riêng gồm: Mênh
mang xuân, Một thoáng hương xưa, Muôn nẻo đường thơ: Nxb Văn học – 2012.
Còn vợ tôi Đoàn Kim Vân cũng có in riêng mấy tập: Ngược dòng thời gian, Mùa hoa nhãn, Lăng kính thơ Nxb Hội Nhà Văn năm 2014.
Hiện nay, vợ chồng chúng tôi đều là Hội viên
Hôi Nhà văn Hà Nội.
- Là kỷ lục gia về lĩnh vực văn hóa nghệ
thuật, anh chị có thể cho biết những bài thơ của mình được các nhạc sĩ phổ nhạc
từ năm nào, gồm tất cả bao nhiêu bài?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Đươc các nhạc
sĩ nổi tiếng trong nước dành cho chúng tôi một sự mến mộ, ưu ái cho nên, từ năm
1996 đến nay họ đã phổ nhạc tất cả trên 200 bài thơ. Trong đó, tôi và Kim Vân
chọn 110 bài để in thành tập Thơ phổ Nhạc “XUÂN VỚI TÔI” do Nhà xuất bản Âm
nhạc Việt Nam
phát hành năm 2014. Khi đăng ký kỷ lục: “Đôi
vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ được phổ nhạc nhiều nhất” chúng tôi có
đính kèm Tập thơ phổ nhạc này.
- Trong đó những bài nào anh chị tâm đắc
nhất?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Trong số 110
bài phổ nhạc được in trong tập nhạc này có một số bài chúng tôi tâm đắc nhất
là:
Chiều mưa biên giới. Một chiêu xa anh: (nhạc sĩ Trần Hoàn), Say trăng. Em ơi biển : (Huy Du), Đêm Hội hoa đăng, Rừng chiều: (Trọng Bằng). Xuân với tôi, Cảm hoài đêm chơi thuyền Hồ Tây: (Hoàng Vân). Hà Nội vào thu, Nhớ một thời tôi yêu:
(Nguyễn Đức Toàn). Nắng hạ bồi hồi:
(Hồng Đăng).Vãn cảnh Tây Hồ, Hương tóc
nhớ duyên xưa: ( Huy Thục), Thu cảm, Huế tơ lòng ơi Huế của tôi: (
Thuận Yến). Lời ru của Biển. Chiều Vĩ Dạ:
( Hồ Bắc), Khoảng cách: (nhạc sĩ
Văn Dung), Hương sắc SÂPA: (nhạc sĩ
Đoàn Bổng) . Cô gái làng hoa: (Nhạc
sĩ La Thăng). Gửi Huế thương yêu:
(nhạc sĩ Hoàng Lân).
- Đã có thu băng đĩa nào chưa, ca sĩ nào
thể hiện?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Có một số bài
thu vào đĩa VCD và CD như: Đường chiều(
Nxb Âm nhạc VN năm 1997). Hai sắc hoa Ti
gôn (thơ tình lãng mạn) Nxb Âm nhạc Hà Nội năm 2007.Có một tình yêu: Đài TH Hà nội; Em ơi
Biển: VTVI. Trăng và Biển: VTVI; Tình yêu xuyên hai thế kỷ: VOV (THTNVN).
Và có
một số đĩa tự xuất bản: Tiếng lòng, Bến
xưa , Hương xưa, Đêm Hôi Hoa Đăng v.v…Những giọng ca và giọng diễn ngâm
trong các CD, VCD trên do các ca sĩ nổi tiếng thể hiện : Lê Dung, Thanh Hoa ,
Vi Hoa , Đăng Dương, Việt Hoàn, Đức Long, Min Quang, Thanh Thanh Hiền, Thúy
Mùi, Hồng Hạnh, Hồng Năm, Kim Tiến, Hồng Liên, Thúy Đạt, Xuân Hanh v.v…
- Hiện nay tình hình sức khỏe của anh
chị ra sao?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Hiện tại vợ
chồng tôi tuổi đã cao (ngoại 80 tuổi)
tuy thỉnh thoảng ốm đau nhưng tinh thần vẫn còn minh mẫn, dự định những năm tới
sẽ xuất bản vài tập văn thơ trong đó có thơ dịch. Đặc biệt, chúng tôi đang sáng
tác Tập 5.000 câu thơ lục bát và đã làm được hơn 4.000 câu. Ngoài ra, các làn
điệu dân ca và tập hợp các bài văn, bài báo nói về thân thế, sự nghiệp của Nhà thơ Duy Yên - Kim Vân cũng đang được
chúng tôi đúc kết thành tập.
- Là hậu duệ bên ngoại của Danh nhân văn
hóa Phan Kế Bính, anh cho biết đôi nét về việc giữ gìn gia thế của mình?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Vợ chồng tôi
sinh được 6 người con: 3 trai, 3 gái, tất cả các cháu đều được học hành qua Đại
học. Hiện nay các cháu đều trưởng thành, đời sống ổn định, khá giả. Gia đình
các cháu đều sinh sống ở Hà Nội. Nói về việc giữ gìn gia thế mình thì vợ chồng
tôi và con cháu luôn luôn tâm niệm làm theo lời tổ tiên để lại thể hiện ở đôi câu
đối ở nhà thờ gia tộc:
“Tiên tổ phương danh lưu quốc sử
Tử tôn đích học kế gia phong”
- Là chị gái của Nhà thơ – kỷ lục gia Xuân
Qùy, chị Kim Vân có làm bài thơ nào về Tình chị em, khi mà hai người ở xa cách
hai miền Bắc, Nam?
- Nhà thơ Kim Vân: Tôi có người em gái ruột là nhà thơ Xuân Quỳ (Kỷ lục gia) hiện đang
sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung đời sống gia đình em tôi khá
đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần, con cháu đều khôn lớn, thành đạt.Chị em tôi tuy
ở cách xa Bắc, Nam nhưng hàng ngày vẫn trao đổi tình cảm, tin tức, thơ văn với
nhau qua điện thoại và thơ điện tử. Tôi có làm hai bài thơ tặng em gái Xuân Quỳ
là Tiễn người em gái và Nỗi
nhớ. Em gái tôi cũng làm bài thơ Chị
cả của tôi gửi tặng tôi trong dịp sinh nhật cách đây vài năm.
- Cảm tưởng của anh chị khi được Tổ chức
Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục: “Đôi vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ được phổ
nhạc nhiều nhất?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Vợ chồng tôi
rất hân hạnh và lấy làm vinh dự khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Đôi vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ được
phổ nhạc nhiều nhất” vào tháng 8-2015.
- Hiện tại anh chị còn sáng tác không?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Hiện nay vợ
chồng tôi vẫn tiếp tục sáng tác thơ với mong muốn quãng đời còn lại, cố gắng
góp thêm phần nhỏ bé của mình vào vườn hoa văn học nghệ thuật của nước nhà bằng
những vần thơ lời hay, ý đẹp để lại cho thân hữu và con cháu mình mai sau.
- Chân thành cảm ơn anh chị, kính
chúc anh chị nhiều sức khỏe, sống tươi vui, hạnh phúc bên con cháu và tiếp tục
làm thơ dâng tặng đời.
Trương Như Bá - Vietkings
Thơ dịch
Ảnh Internet
PIE GAMARA
CHANSON DE CELLE
QUI ATTEND
En quarante deux, ils en est
allé
Si je vous le dis , si je le
raconte
C’est que la lune danse dans
les blés
Mon coeur est en fer, son coeur
est en fonte
Il ne me
écrivit que quelques vieux mots
Je me au viens bien, cris
yeux mes larmes
Nous avons bien froid, nous
n’avons pas d’armes
Ecoutez ce vent dans tous ces
rameaux
Nous nous moissons la saison
prochaine
Quand il fera chaud, quand il
fera doux
Il n’avait par peur des vents
et des loups
Mon coeur est en lin , mon coeur
est en laine
On dit qu’il est mort , on
dit tant des choses…
Après un hiver revient le
printemps
Ecoutez ces cris qui sont
dans les vents
Pas les nuits venues et les
portes closes
Il me l’ont vole , ils m’ont
pris ses mains
Il m’ont pris sa chais, sa
bouche et son rire
Mais j’attents ses pas sur
tous les chemins.
DỊCH NGHĨA : BÀI CA CHỜ CHỒNG
Năm bốn hai anh ấy ra đi
Nếu tôi nói với bạn, nếu tôi
kể lại
Khi trăng nhảy múa trên đồng
lúa mì…
Tim tôi như sắt lạnh, tim anh
như gang cháy
Anh ấy chỉ viết cho tôi mấy
chữ từ lâu rồi
Tôi còn nhớ, tôi khóc đầy
nước mắt…
Chúng tôi rất rét, chúng tôi
không vũ khí
Hãy nghe gió thổi qua những
cành cây
Mùa sau chúng ta sẽ cưới nhau
Khi trời ấm áp, khi trời êm
dịu
Chúng ta không sợ gió và chó
sói
Lòng tôi ấm như lanh, lòng
tôi ấm như len
(Trang 01)
(Trang 02)
Người đưa tin anh đã chết,
người ta nói nhiều điều
Mùa đông qua, mùa xuân đến
Hãy nghe tiếng rít của những
trận gió
Trong những đêm sắp đến và
các cửa đều đóng kín
Chúng cướp mất người tôi yêu,
chúng chiếm cả đôi bàn tay anh
Chúng chiếm cả đôi mắt anh,
tôi không thể nói gì cả
Chúng chiếm cả da thịt, miệng
và nụ cười của anh
Nhưng tôi vẫn chờ đợi những
bước chân anh ở khắp ngả đường đời.
DỊCH THƠ
KHÚC CA CHỜ MONG
Anh đi năm ấy bốn hai
Chuyện không kể lại bạn thời
biết chi
Trăng soi nhảy nhót đồng mì
Tim tôi sắt lạnh anh thì gang
nung.
Đã lâu anh gửi đôi dòng
Đầy vơi nước mắt nỗi lòng nhớ
nhau
Tay không vũ khí có đâu
Thoảng cơn gió lạnh làm đau
lá cành
Hẹn mùa sau cưới chúng mình
Dịu êm nắng ấm trời dành đôi
ta
Chẳng còn sợ lạnh, sói già
Lòng tôi ủ ấm như là lanh,
len
Phao đồn anh chết bao tin
Đông qua Xuân lại con tim rối
bời
Lặng nghe gió rít ngoài trời
Cửa cài then chặt để rồi đêm
đêm…
Sợ lo chúng cướp của em
Bàn tay đôi mắt thân quen lâu
rồi
Chúng nghiền da thịt, nụ cười
Vẫn chờ vẫn đợi đường đời rõi
theo.
Dịch thơ : Nguyễn Duy Yên (9-2015)
Thơ dịch
O PAYS NOMMÉ FRANCE (Dịch nghĩa) Ôi đất nước tên là nước Pháp
JEAN TARDIEU
JEAN TARDIEU
O pays nommé France Ôi đất nước tên là
nước Pháp
En tombeau transformé Đã trở thành nấm mồ
Signe de l’espérance Dấu hiệu của hy
vọng
Aux ténèbres jeté Bị ném trong
bóng đêm
O misère qui pense Ôi đau khổ nghĩ
suy
Vrais visages baisée Khuôn mặt thật cúi
xuống
Dans un même silence Cùng một phút lặng im
Vous vous reconnaissez Các anh nhìn lại mình
On arrache la guerre Chúng giành giật chiến tranh
Et l’orgeuil et les blés Sự kiêu hãnh và những
bóng lúa mì
A tes bras désolés Khỏi tay đau
buồn của anh
Mais déja la colère Nhưng ngay bây giờ
còn phẫn nộ
Et la force première Và sức mạnh ban
đầu của anh
Rechargent les cités Sẽ xây dựng lại
thành phố đẹp hơn.
DỊCH
THƠ
Ôi ! nước Pháp Tổ
quốc tôi
Jean Tardieu
Ôi ! Tổ quốc có tên là
nước Pháp
Nơi mọc lên vô số những
nấm mồ
Dấu ấn của biết bao
niềm hy vọng
Đã ném vào bóng tối tự
bao giờ
Ôi đau khổ gì bằng
trong suy tưởng
Thấy mặt mình cúi xuống
quá thấp hèn
Hãy im lặng trầm tư vài
giây phút
Nhìn lại mình và tự hỏi mình xem
Cuộc chiến tranh chúng
ta giành chiến thắng
Tự hào
thay thu về vựa lúa mì
Cánh tay mỏi đâu có hề
hối tiếc
Tận bây giờ lòng còn phẫn
nộ
Tuổi thanh xuân sức mạnh
vẫn trong tôi
Sẽ xây lại thành phố mình
to đẹp.
Người dịch : Nguyễn Duy Yên (8-2015)
Niềm hy vọng
NIỀM HY VỌNG (Đại hội nhà
Văn VN khóa IX)
9-11
tháng 7 năm 2015
Trông chờ Đại Hội nhà Văn
Khóa này chắc hẳn góp phần đổi thay
Một lòng chung sức, chung tay
Bắc- Nam một dải dựng xây Hội nhà
Nền Văn học của nước ta
Xem chừng bàn ít qua loa hợt hời
Chấp hành khóa chín bầu rồi
Cánh già đại thắng trẻ thời thua xa
Tưởng rằng măng mọc tre già
Hóa ngôi trưởng lão lại ra lão làng
Việc qua thôi khỏi luận bàn
Thế là vở cũ sang trang mới rồi
Những mong Văn học đổi đời
Đi vào cuộc sống bao người đợi mong
Hội Văn một khối cộng đồng
Hiền tài nguyên khí Thăng Long bảo tồn
Danh còn tỏa sáng nước non
Văn chương in đậm dấu son cho đời.
Tháng 7 năm 2015
Đoàn Kim Vân
Đôi điều...
ĐÔI ĐIỀU CẢM NGHĨ (Đại hôi Nhà Văn khóa IX)
9-11 tháng 7 năm 2015
Ngồi buồn thầm nghĩ chuyện
làng Văn
Lắm nỗi truân chuyên nhuốm
bụi trần
Bên lề Đại hội bao nhiêu
chuyện
Bụng thì bảo dạ cứ lăn tăn
Cơ cấu chấp hành chỉ sáu thôi
Bảng vàng nam đoạt vắng hoa
khôi
Nhân tài đất Việt đi đâu cả
Sao để Bắc Hà độc chiếm ngôi?
Điểm danh kha khá người cao
tuổi
Lớp trẻ xem chừng dễ bỏ rơi
Xếp hạng Hội Văn hàng đệ nhất
Chen nhau nhập Hội toát mồ
hôi
Tôi người ngoại đạo góp đôi
lời
Hội nghiệp văn chương chẳng
phải chơi
Văn học dựng xây nền đất nước
Mở mang trí thức rạng muôn
đời.
Tháng 7 năm 2015
Nguyễn Duy Yên
Tháng 7 năm 2015
Nguyễn Duy Yên
Vài dòng...
Ảnh Internet
VÀI DÒNG CẢM XÚC
Sau khi đọc hai tập thơ "Tiếng lòng", "Dặm đời"
của Duy Yên & Kim Vân.
"Tiếng lòng" dào dạt trong tôi
Ngân vang khúc nhạc đầy vơi "Đường chiều"
Tâm hồn sâu lắng thương yêu
"Dặm đời"trầm bổng dập dìu tình ca
Thời gian năm, tháng phong ba
Kim Vân rạng rỡ Mỹ Hà doanh nhân
Vần thơ nở rộ chữ "Tâm"
Duy Yên sánh với Kim Vân sáng ngời
Một "Chân trời mới"xanh tươi
Chan hòa hạnh phúc trọn đời thủy chung.
Hà nội Thu 2010
Phan Giang
CLB thơ dịch Hội Nhà văn Hà nội
VÀI DÒNG CẢM XÚC
Sau khi đọc hai tập thơ "Tiếng lòng", "Dặm đời"
của Duy Yên & Kim Vân.
"Tiếng lòng" dào dạt trong tôi
Ngân vang khúc nhạc đầy vơi "Đường chiều"
Tâm hồn sâu lắng thương yêu
"Dặm đời"trầm bổng dập dìu tình ca
Thời gian năm, tháng phong ba
Kim Vân rạng rỡ Mỹ Hà doanh nhân
Vần thơ nở rộ chữ "Tâm"
Duy Yên sánh với Kim Vân sáng ngời
Một "Chân trời mới"xanh tươi
Chan hòa hạnh phúc trọn đời thủy chung.
Hà nội Thu 2010
Phan Giang
CLB thơ dịch Hội Nhà văn Hà nội
EM TÔI
Ảnh Internet
EM TÔI
Tuổi trẻ vào đời em ham học
Sớm , tối chăm lo việc gia đình
Mẹ thầm khen : Ừ con này khá
Giống cha mày tư chất thông minh
Tuổi hai mươi vừa qua Đại hoc
Trai làng đã ngấp nghé, ngó nghiêng
Mẹ khuyên bảo lớn khôn rồi đó
Liệu tìm nơi hợp lứa trao duyên
Ửng hồng đôi má em thèn thẹn
Cười thưa rằng : chưa vội gì đâu
Mắng yêu mẹ bảo đừng làm bộ
Sắc có thời rồi sẽ qua mau
Vài năm sau em lên xe hoa
Nhà chồng bên ấy chẳng bao xa
Tiễn đưa con mẹ vui mà khóc
Em thì bối rối nhớ mẹ, cha
Tình đã khép nên duyên chồng vợ
Bước vào đời bao nỗi lo toan
Việc nội trợ đã dần tiến bộ
Vui cửa nhà chăm việc cơ quan
Mẹ chồng bảo: chúng mày quá sướng
Áo quần may theo mốt thời trang
Chẳng phải lo miếng cơm manh áo
Liệu sức mình đừng quá chơi sang
Khi rủng rỉnh nhà hàng khách sạn
Rỗng túi rồi cơm bụi qua loa
Đời đâu đẹp như là mộng tưởng
Muốn nên người phải biết lo xa
Nguồn vui sống là niềm hạnh phúc
Tâm hồn trong trắng đẹp thanh tao
Trời đã sinh ra là phận gái
Đừng quên thiên chức của trời trao.
Nguyễn Duy Yên ( Đông 2005)
EM TÔI
Tuổi trẻ vào đời em ham học
Sớm , tối chăm lo việc gia đình
Mẹ thầm khen : Ừ con này khá
Giống cha mày tư chất thông minh
Tuổi hai mươi vừa qua Đại hoc
Trai làng đã ngấp nghé, ngó nghiêng
Mẹ khuyên bảo lớn khôn rồi đó
Liệu tìm nơi hợp lứa trao duyên
Ửng hồng đôi má em thèn thẹn
Cười thưa rằng : chưa vội gì đâu
Mắng yêu mẹ bảo đừng làm bộ
Sắc có thời rồi sẽ qua mau
Vài năm sau em lên xe hoa
Nhà chồng bên ấy chẳng bao xa
Tiễn đưa con mẹ vui mà khóc
Em thì bối rối nhớ mẹ, cha
Tình đã khép nên duyên chồng vợ
Bước vào đời bao nỗi lo toan
Việc nội trợ đã dần tiến bộ
Vui cửa nhà chăm việc cơ quan
Mẹ chồng bảo: chúng mày quá sướng
Áo quần may theo mốt thời trang
Chẳng phải lo miếng cơm manh áo
Liệu sức mình đừng quá chơi sang
Khi rủng rỉnh nhà hàng khách sạn
Rỗng túi rồi cơm bụi qua loa
Đời đâu đẹp như là mộng tưởng
Muốn nên người phải biết lo xa
Nguồn vui sống là niềm hạnh phúc
Tâm hồn trong trắng đẹp thanh tao
Trời đã sinh ra là phận gái
Đừng quên thiên chức của trời trao.
Nguyễn Duy Yên ( Đông 2005)